Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 20 tháng 11 năm 2014 | 9:11

Trung tâm thương mại trăm tỷ đang... "chết yểu"!

KTNT - Nằm ngay tại cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, Trung tâm thương mại Thanh Trì (thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) được đầu tư 125 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ năm 2006 hiện đang trong tình trạng người mua chẳng có người bán cũng không, các hạng mục công trình phần chưa hoàn thiện, phần đang xuống cấp trầm trọng.

Với kinh phí đầu tư 125 tỷ đồng và được kỳ vọng trở thành một địa điểm kinh doanh sầm uất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cửa ngõ phía Nam, TTTM Thanh Trì được đầu tư với quy mô 7 tầng nổi và 1 tầng hầm nằm trên tổng diện tích 7.906m2. Vốn đầu tư lớn, bề ngoài hoành tráng nhưng sau gần chục năm đi vào hoạt động, TTTM này đang dần “chết yểu”.


Trung tâm thương mại Thanh Trì.
 
Theo quan sát của PV báo Kinh tế nông thôn, các hạng mục công trình đang xuống cấp trầm trọng, một số hạng mục cho đến thời điểm hiện tại còn chưa hoàn thiện, từ tầng 3 của TTTM trở lên gần như bỏ hoang, ẩm mốc, thấm dột, mặt sàn thì cát sỏi ngổn ngang, rêu mốc bám đầy, trần nhà còn chưa hoàn thiện.


Trần nhà của TTTM vẫn chưa hoàn thiện
 
Hiện tại trong TTTM có cả hàng trăm gian hàng bỏ trống và đóng kín cửa. Khu tầng hầm được quy hoạch cho các gian hàng thực phẩm: rau, trái cây, hàng thực phẩm tươi sống… nhưng đến nay khá vắng vẻ, tối om và bốc mùi ẩm mốc, cả khu tầng hầm chỉ có 3 gian hàng bán hàng mã, hoa giả và quầy hàng đồ khô. Tầng hầm đã trở thành bãi đỗ xe ô tô và nơi để hàng hóa của tiểu thương.


Mặt sàn công trình vẫn còn ngổn ngang  như đang thi công dở
 
Hoạt động buôn bán của cả TTTM chỉ còn lác đác ở tầng 1 và tầng 2 nhưng vô cùng ế ấm, hàng bày ra cũng ít người mua, khi được phóng viên hỏi về việc kinh doanh các tiểu thương cũng lắc đầu ngao ngán.


Khung cảnh buôn bán bên trong TTTM  Thanh Trì
 
Điều đang nói là trái với cảnh ảm đạm bên trong TTTM thì ngay bên ngoài cảnh người bán người mua tấp nập. Trao đổi với phóng viên, chị Lan, một chủ cửa hàng ở ngoài TTTM, chia sẻ: “Trong ấy thì có mấy người mua đâu, ở ngoài này mặt hàng cũng như vậy mà giá cả lại rẻ hơn vì trong ấy phải tốn tiền thuê mặt bằng rồi đủ thứ phí. Ở ngoài này giá cả rẻ hơn, cũng tiện mua thì khách người ta vào trong ấy làm gì, vắng là đúng thôi”.

Việc xây dựng TTTM Thanh Trì “hoành tráng” để thay thế cho khu chợ cũ nhưng đến nay nhiều người chẳng mặn mà. Một số hộ kinh doanh cho rằng TTTM lớn nhưng công suất sử dụng quá kém, không thu hút được tiểu thương thuê ki-ốt, các mặt hàng kinh doanh cũng không đa dạng, chủ yếu là đồ thời trang, đồ tạp hóa nên không thu hút được khách hàng. 

Một công trình hơn trăm tỉ đầu tư nửa vời, đã hơn 8 năm cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều hạng mục công trình chưa hoàn thiện, công trình đang dần xuống cấp và có dấu hiệu của việc bị lãng quên. Lý do nào khiến một công trình tầm cỡ được đánh giá là sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế của cửa ngõ phía Nam Thủ đô đang dần đi vào quên lãng?

Đầu tư TTTM Thanh trì cho đến thời điểm hiện tại là vô cùng lãng phí, kém hiệu quả. Việc để tình trạng TTTM với vốn đầu từ hơn 100 tỷ hoạt động theo kiểu “cầm hơi” như vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Thanh Thắng – Tiến Đạt
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top