Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 29 tháng 9 năm 2018 | 15:32

Trường CĐ nghề Nghi Sơn: Đảm bảo chất lượng và tạo việc làm cho HV

Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn khẳng định là địa chỉ tin cậy, giúp cho hàng ngàn lao động có việc làm sau đào tạo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luôn đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật chất lượng cao phục vụ trước mắt và lâu dài cho Khu kinh tế Nghi Sơn, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn khẳng định là địa chỉ tin cậy, giúp cho hàng ngàn lao động có việc làm sau đào tạo, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

tr14d.JPG
Tập thể cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn  -Thanh Hóa trong ngày khai giảng năm học mới.

 

Chất lượng là hàng đầu

Tiền thân là Trường Trung cấp nghề, năm 2014, trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng nghề để đáp ứng kế hoạch đào tạo nhân lực phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn.

Năm học 2017 - 2018, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn có số tuyển sinh khá ấn tượng, đạt 420 em, nâng tổng số học sinh, sinh viên (HSSV) tại thời điểm tháng 10/2017 đạt 1015 em, đủ các hệ đào tạo: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Đầu năm học mới 2018 - 2019 này, số lượng HSSV tuyển sinh đạt trên 600 em, một con số đáng khích lệ trong khi hầu hết các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn về mặt tuyển sinh.

Để được như vậy, ngay từ khi hình thành Khu kinh tế Nghi Sơn, Ban giám hiệu trường xác định xây dựng trường thành  nơi đào tạo cán bộ, công nhân chủ chốt, được đào tạo bài bản, xứng tầm với nhiệm vụ mà tỉnh Thanh Hóa tin tưởng.

Trường đã tự chủ xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo cho tất cả các nghề theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, thường xuyên cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nghề dài hạn, ngắn hạn tại các trường nghề có tiếng trong và ngoài tỉnh; khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách tổ chức biên soạn giáo trình sát và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, song song đổi mới phương pháp quản lý trong các hoạt động của trường theo tiêu chí chất lượng cao, tìm kiếm nguồn lực, từng bước xây dựng về cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn.

Đến nay, trong số 53 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, thì toàn bộ giáo viên của nhà trường đã đạt chuẩn. Trong đó, có trên 20 giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên (phần lớn là thạc sỹ chuyên ngành), đáp ứng yêu cầu đa ngành như: nghề Điện công nghiệp, Điện lạnh, Công nghệ hàn 3G và 6G, May & thiết kế thời trang, Quản trị mạng máy tính, Kế toán doanh nghiệp… Các đề tài khoa học của trường được nhân rộng đưa vào giảng dạy, áp dụng thực tiễn sản xuất đạt kết quả cao… Nhờ đó mà tỷ lệ tốt nghiệp của HSSV hằng năm luôn đạt trên 90%, đạt chuẩn chất lượng, có trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức đạo đức… và đều tìm được việc làm, đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong đó, có trên 85% làm việc đúng ngành nghề đã đào tạo.

Bên cạnh đó, HSSV ra trường được trường quan tâm giới thiệu việc làm, có mức thu nhập ổn định 6 - 8 triệu đồng/người/tháng, có trường hợp lên đến 15 triệu đồng/tháng. Học viên không làm việc tại các doanh nghiệp, đã tự mở được nghề tại địa phương và có mức thu nhập tốt. 

Nguyện vọng chính đáng

Bên cạnh những thành công, thực trạng đáng buồn trong nhiều năm trường vẫn đang phải dạy và học chung với khuôn viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tĩnh Gia. Do xây dựng đã lâu nên các phòng học cũ kỹ và xuống cấp…

Hơn nữa, với tổng số 8 phòng học lý thuyết, 12 phòng học thực hành mà trường đang sở hữu không thể đảm bảo được chỗ ngồi học tốt cho hơn 1.000 HSSV, phải học 2 ca/ngày.

Trường đã được tỉnh quan tâm phê duyệt quy hoạch mặt bằng, xây dựng với khuôn viên trên diện tích 14,5ha thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA với tổng số vốn đầu tư 50 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay, thầy và trò nhà trường vẫn phải “chịu cảnh học nhờ” do chưa giải phóng được mặt bằng.

“Mong ước có khuôn viên mới, khao khát được làm việc và học tập trong một môi trường xứng tầm với trường cao đẳng, được mở rộng quy mô đào tạo, mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến phục vụ việc đào tạo nghề chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế... là nguyện vọng chính đáng của thầy và trò Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn. Trường rất mong sớm được lãnh đạo các cấp ngành triển khai xây dựng, để trường có cơ hội phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng”, ông Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch.

 

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top