Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 12 năm 2017 | 2:23

Tủa Chùa hướng đến giảm nghèo bền vững

KTNT - Những năm qua, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm nghèo bền vững và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã trao đổi với bà Hoàng Tuyết Ban, Phó chủ tịch UBND huyện, xung quanh vấn đề này.

Bà Hoàng Tuyết Ban, Phó chủ tịch UBND huyện Tủa Chùa.

 

Thưa bà, điểm nhấn trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua là gì?

Những năm qua, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong huyện, kinh tế của Tủa Chùa có những bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên. Hạ tầng cơ sở xã hội từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện và đời sống của nhân dân, nổi bật như:  triển khai thực hiện tốt công tác chính sách hỗ trợ của nhà nước cho sản xuất, vận động nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. Tổng sản lượng lương thực năm 2016 đạt 21.481,14 tấn (tăng 2.760 tấn so với năm 2010); bình quân lương thực đạt 408,86kg/người/năm (tăng 25kg so với 2010), đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn; đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường.

Đến nay, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm (10/12 xã có đường nhựa đến trung tâm), 100% thôn bản có đường xe máy, 50% thôn bản, tổ dân phố có đường nhựa, đường bê tông; 100% số xã, 85% thôn, bản có điện lưới quốc gia, 96km kênh mương được kiên cố hóa đảm bảo nước tưới tiêu cho 1.560,5ha (tăng 522ha so với năm 2010); 632/732 phòng học được kiên cố hoá, bán kiên cố, đạt tỷ lệ 86,3%; đầu tư nâng cấp 6 trạm y tế xã, hoàn thành việc đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế huyện; 41,7% số xã có nhà văn hoá xã; 26,6% thôn bản có nhà văn hóa; số lao động có việc làm ổn định tăng qua các năm, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình chính sách được thực hiện kịp thời, đầy đủ; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo và giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 5,4%/năm, từ 73,8% (năm 2011) xuống 46,5% (năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) và từ 69,7% cuối năm 2015 xuống 61,1%. Xã Mường Báng cơ bản hoàn thành 12/19 tiêu chí NTM; xã Mường Đun, Tủa Thàng cơ bản hoàn thành 9/19 tiêu chí; 8 xã còn lại cơ bản hoàn thành 5 - 7 tiêu chí.

Đâu là khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương, thưa bà?

Tủa Chùa có địa bàn rộng, địa hình núi cao, chia cắt mạnh, đất đai nhanh bạc màu, giao thông đi lại khó khăn; Khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh diễn biến thất thường; điều kiện xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nhiều mặt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 

Năng lực làm công tác giảm nghèo của một số cán bộ cơ sở còn yếu, một số xã chưa mạnh dạn nhận làm chủ đầu tư Dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135­.

Nhu cầu kinh phí để thực hiện các chương trình giảm nghèo là rất lớn nhưng nguồn vốn phân bổ hàng năm còn hạn hẹp; hàng năm, nguồn vốn hỗ trợ không đáp ứng nhu cầu giảm theo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; một số chính sách giảm nghèo mang tính dàn trải về vốn đầu tư (mỗi xã được hỗ trợ 1 tỷ đồng và sau này tối đa là 1,5 tỷ đồng Chương trình 135, hỗ trợ làm nhà theo Quyết định 167 (8,4 triệu đồng), hỗ trợ làm chuồng trại (1 triệu đồng)...); có những chính sách chồng chéo, nội dung hỗ trợ cho cùng một đối tượng hộ nghèo,...

Để đạt được mục tiêu giảm nghèo và hạn chế tái nghèo , thời gian tới, Tủa Chùa ưu tiên, tập trung những giải pháp nào, thưa bà?

Chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách về công tác xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về trách nhiệm phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện việc quy hoạch đất nông, lâm nghiệp; khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng xã để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân trên địa bàn huyện.

Hằng năm tổ chức điều tra, rà soát xác định chính xác đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng nghèo để xây dựng kế hoạch tập trung xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư của nhà nước và cộng đồng xã hội cho công tác xóa đói giảm nghèo; hằng năm tổ chức đối thoại - rà soát và đề xuất các chính sách giảm nghèo tại địa phương.

Thực hiện xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm, đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng nhiều lao động, phát triển của ngành nghề truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm như vay vốn phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại.

Xin cảm ơn bà!

Đỗ Hùng (thực hiện)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top