Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 6 năm 2018 | 15:21

Tưng bừng Lễ hội Yến sào Khánh Hoà năm 2018

Ngày 23-6 (tức ngày 10-5 âm lịch), tại đảo yến Hòn Nội, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa (Công ty Yến sào Khánh Hòa) đã tổ chức Lễ hội Yến sào năm 2018.

Tưng bừng lễ hội Yến Sào Khánh Hòa
 
Ngày 23-6 (tức ngày 10-5 âm lịch), tại đảo yến Hòn Nội, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa (Công ty Yến sào Khánh Hòa) đã tổ chức Lễ hội Yến sào năm 2018. 
 
lãnh-đạo-tỉnh-thắp-hương.jpg
Lãnh đạo Tỉnh Khánh Hòa đến dâng hương
Tại buổi lễ, lãnh đạo Công ty Yến sào Khánh Hòa cùng hàng trăm cán bộ, công nhân công ty đã dâng hương tưởng nhớ công đức của thủy tổ Đề đốc Lê Văn Đạt và đảo chủ Thánh mẫu Lê Thị Huyền Trâm.
 
Theo truyền thống, hàng năm cứ đến mùng 10-5 âm lịch, công ty lại tổ chức Lễ hội Yến Sào để cán bộ, công nhân viên công ty, cựu cán bộ các thế hệ của công ty gặp gỡ, ôn lại truyền thống ngành nghề yến sào.
 
Nhân dịp này, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã khen thưởng 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất; tặng quà cho chi tộc họ Lê ở hai phường Vĩnh Nguyên và Phước Hải (TP. Nha Trang).
lê-hội-yến-sào-1.jpg
Lãnh đạo Công ty Yến sào dâng hương
Khác với các lễ hội tôn vinh ngành nghề như ta vẫn thường thấy ở một số địa phương, Lễ hội Yến sào Khánh Hòa vừa là sự kết hợp giữa tôn vinh ngành nghề, tri ân tiền nhân vừa là dịp để những người làm nghề này “ngồi lại với nhau”, đánh giá một chặng đường làm ăn đã qua của mình, qua đó rút ra những bài học bổ ích cho công việc sắp tới.
 
Lễ hội Yến sào Khánh Hòa còn giá trị ở chỗ, những gì tinh túy nhất của các tập tục cư dân ven biển đều “có mặt” trong lễ hội này. Từ sắc phục dành cho chủ tế và “lính” cầm cờ đến cách xướng của một bài văn tế đều được hậu thế duy trì một cách thiêng liêng và thành kính.
 
Chủ tế không chỉ là người lãnh đạo trong công ty mà đôi khi chỉ là một công nhân bình thường, trực tiếp khai thác yến ngoài đảo nhưng phải là người am tường từng ngóc ngách của công việc đầy thú vị nhưng cũng không ít nhọc nhằn này. Vì vậy, những chủ tế thường là hậu duệ của những người từng hành nghề khai thác yến sào hàng trăm năm qua trên đất Khánh Hòa.
 
Theo sử sách ghi lại, vào năm 1328, trong chuyến công cán phương Nam, Đề đốc thủy quân nhà Trần là Lê Văn Đạt cùng đoàn quân gặp bão lớn, chiến thuyền của họ bị dạt vào đảo Hòn Tre (ngoài khơi TP.Nha Trang ngày nay). Đề đốc Lê Văn Đạt cùng thuộc hạ của mình tình cờ phát hiện tại các hòn đảo ngoài khơi vịnh Nha Trang này có rất nhiều tổ yến. Sau khi phát hiện các đảo yến, ông Lê Văn Đạt cho thành lập đội quân bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên này. Nghề yến sào nước ta ra đời từ đó và ông Đạt được đời sau suy tôn là Thủy tổ nghề yến sào VN.
 
du-khách-về-dự-lễ.jpg
Du khách về tham dự lễ hội
Những người có công kế nghiệp Thủy tổ nghề yến là An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang và con gái là bà Lê Thị Huyền Trâm. Dưới thời Tây Sơn, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tại dinh Bình Khang kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các đảo yến trong vùng. Bà đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu... cho nhà Tây Sơn.
 
Ngày 10.5 năm Quý Sửu (1793), trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã anh dũng hy sinh. Từ đó, ngày 10.5 âm lịch hằng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh mẫu Lê Thị Huyền Trâm và tướng sĩ Tây Sơn tại đền thờ Tổ nghề yến trên đảo Hòn Nội.
 
Bình Định: Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn - Cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng
 
Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn không những giúp người dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các loại hàng Việt chất lượng cao, mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
 
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại (XTTM - thuộc Sở Công Thương), cho biết: Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua đơn vị đã tổ chức nhiều chương trình, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn (ĐHVVNT), đặc biệt là trong dịp cuối năm. Nhìn chung, các phiên chợ ĐHVVNT được đơn vị tổ chức trong thời gian qua đã thành công tốt đẹp. Các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng Việt tham gia đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
bình-dịnh.jpg
Một gian hàng Việt tại hội chợ (Báo Bình Định)
Từ đó, các DN có thêm sự nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức lớn về tài chính, nguyên vật liệu đầu vào và nỗ lực cải thiện chất lượng hàng hóa, nâng cao khả năng phục vụ người tiêu dùng và cả trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, việc tổ chức các phiên chợ ĐHVVNT còn có tác dụng điều tiết, ổn định giá cả thị trường, tránh tình trạng tiểu thương nâng giá hàng hóa dịp cận Tết Nguyên đán khi nhu cầu mua sắm tăng cao.
 
Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, Trung tâm XTTM tỉnh đã phối hợp tổ chức 4 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, phiên chợ ĐHVVNT Hoài Nhơn diễn ra từ ngày 23.5 đến 29.5 tại thị trấn Tam Quan, có 96 gian hàng của 40 DN tham gia, thu hút 16.000 lượt khách hàng tham quan, mua sắm, doanh thu trên 920 triệu đồng. Phiên chợ ĐHVVNT Tây Sơn diễn ra từ 1.6 đến 7.6, với quy mô 80 gian hàng của 32 DN tham gia, thu hút 12.000 lượt khách hàng, doanh thu 740 triệu đồng. Phiên chợ ĐHVVNT Vĩnh Thạnh diễn ra từ ngày 10 đến 16.6 với sự tham gia của 32 DN, thu hút 10.000 lượt khách hàng, doanh thu 620 triệu đồng. Phiên chợ ĐHVVNT Phù Cát diễn ra từ ngày 19 đến 26.6 thu hút 36 DN tham gia.
 
Các nhóm hàng tại phiên chợ ĐHVVNT được nhân dân quan tâm như: thực phẩm tiêu dùng, đồ gia dụng, dệt may, sản phẩm nông nghiệp, giống cây trồng… Theo kế hoạch,  từ nay đến cuối tháng 7.2018, Trung tâm XTTM tỉnh tiếp tục phối hợp tổ chức các phiên chợ ĐHVVNT tại 2 huyện Hoài Ân và Phù Mỹ.
 
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước mỗi phiên chợ, lãnh đạo Sở Công Thương đều chỉ đạo Trung tâm XTTM kiểm tra chất lượng hàng hóa của các DN tham gia phiên chợ tại các địa phương, tránh tình trạng DN bán hàng tồn kho, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng cho người dân…
 
Thực tế, thông qua chương trình ĐHVVNT, không chỉ tạo ra sự tương tác giữa DN và người dân khu vực nông thôn, mà còn giúp chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người tiêu dùng, góp phần thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng Việt, sử dụng hàng Việt. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng hiệu quả của chương trình, tại các phiên chợ lần này, tất cả mặt hàng được bày bán đều là hàng sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
 
Theo đánh giá của Sở Công Thương, với sản phẩm phong phú, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý, hàng Việt đang ngày càng được khách hàng nông thôn ưa chuộng. Việc triển khai các phiên chợ ĐHVVNT đã có tác động sâu sắc đến tâm lý người tiêu dùng. Các phiên chợ thu hút nhiều DN và người dân tham gia, nhờ đó từng bước khẳng định hàng Việt Nam đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong nước. Nhiều sản phẩm của các DN trong nước đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.
 
“Trong tình hình nước ta ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, để hàng Việt tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các DN cần quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hóa và bảo đảm uy tín bằng việc giữ vững cam kết của thương hiệu, có chiến lược phát triển sản phẩm, đa dạng hóa các kênh phân phối, cung cấp các giá trị thực nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, DN cần có định hướng và chiến lược phù hợp từ quy mô sản xuất, đối tượng khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm, giá cả, chất lượng và mẫu mã hàng hóa ở từng giai đoạn, làm sao để hàng sản xuất năm sau tốt hơn, đẹp hơn năm trước để giữ chân được khách hàng” - ông Kỳ cho hay.   
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

    Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Top