Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2007 | 11:5

Viết tiếp bài: “Một cách hành xử… phản sư phạm”: Thanh tra Sở Giáo dục - Đào tạo vào cuộc

Bài “Một cách hành xử… phản sư phạm” đăng trên Kinh tế nông thôn cuối tuần số 40, từ ngày 6 đến 12/10 phản ánh việc bà Phùng Hoàng Oanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non 4 (phường 4, quận 3, TP. Hồ Chí Minh) có hành vi xúc phạm đến quyền tự do dân chủ của người khác, trực tiếp sửa chữa nội dung bản tự kiểm của giáo viên với mục đích “chạy tội”. Ngày 26/9/2007, ông Lê Trường Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận 3 đã xuống Trường Mầm non 4 mời Ban giám hiệu nhà trường họp để công bố văn bản 402/PGD-TC của Phòng ký ngày 17/9/2007, phê bình Ban giám hiệu nhà trường mà cụ thể là bà Oanh, Hiệu trưởng và bà Vương Minh Tú, Hiệu phó chuyên môn trước Hội đồng Hiệu trưởng ngành giáo dục - đào tạo quận 3. Còn cô Bích, giáo viên và cô Nguyễn Thị Kim Oanh, kế toán thì bị phê bình trước Hội đồng nhà trường. Cô Bích đã trình bày sự không đồng tình với văn bản trên trước lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 3 và Ban giám hiệu nhà trường. Khi nói đến bản kiểm điểm của mình có sự sửa chữa của bà Oanh thì

Ngày 04/10/2007, làm việc với chúng tôi, ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP. Hồ Chí Minh rất bức xúc về việc này, đã chỉ đạo Chánh thanh tra Sở xuống kiểm tra những vụ việc nói trên tại Trường Mầm non 4 và mời ông Kỳ lên làm việc. Dư luận đang chờ vào sự công tâm của Thanh tra Sở Giáo dục - Đào tạo TP. Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi đăng tải vụ việc, chúng tôi đã nhận được nhiều thư đồng tình, ủng hộ của độc giả và cả những bức xúc của họ về những tiêu cực xảy ra trong ngành giáo dục. Xin trích đăng một số ý kiến:

“Là độc giả thường xuyên của báo, tôi rất ủng hộ việc làm của phóng viên Huy Dũng qua bài viết: “Một cách hành xử… phản sư phạm”. Thời gian tới, tôi mong Ban biên tập hãy vào cuộc để tiếp tục truyền tải thông tin sự việc trên tới độc giả.

Nguyễn Thị Nguyệt (quận 3 - TP. Hồ Chí Minh)

Vừa qua, khi đọc bài “Một cách hành xử … phản sư phạm” trên Kinh tế nông thôn cuối tuần, tôi cũng như các bậc phụ huynh khác rất đồng tình với báo. Hoan nghênh báo đã không ngần ngại phơi trần sự việc sai trái của một hiệu trưởng và vực dậy niềm tin cho một giáo viên đã có 26 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Qua những ngòi bút đầy nhiệt huyết và công tâm của báo, tôi mong rằng trong thời gian tới, báo Kinh tế nông thôn sẽ là nơi để mọi người đặt niềm tin.

Thu Thuỷ (Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh)

Sau khi đọc bài “Một cách hành xử... phản sư phạm”, tôi không thể kìm được nỗi bức xúc trước một hiệu trưởng có những quy định đi ngược lại với chủ trương của ngành giáo dục, làm nảy sinh những suy nghĩ không tốt về ngành vốn đã có nhiều tiêu cực trong thời gian gần đây. Mong rằng báo nhanh chóng vào cuộc để đưa sự việc ra ánh sáng, trả lại sự công bằng cho người giáo viên yêu nghề ấy…

Thanh Vân (Biên Hoà - Đồng Nai)

Ngay trong giai đoạn ngành giáo dục - đào tạo đang thực hiện khẩu hiệu: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức để học sinh noi theo” thì sự việc trên đã làm mất đi uy tín của ngành giáo dục - đào tạo cả nước nói chung và thành phố nói riêng. Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây là tính công minh của người “cầm cân nảy mực” (Phòng Giáo dục - Đào tạo quận 3) trong xử lý, kiểm điểm các cá nhân liên quan. Thiết nghĩ, cả nước đang trong thời điểm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì không thể chấp nhận để một hiệu trưởng như thế đứng trong đội ngũ lãnh đạo của ngành, nơi ươm trồng những mầm non tương lai cho đất nước…

Bảo Ngọc (quận 5 - TP. Hồ Chí Minh)

Qua trang Pháp luật - Đời sống của Kinh tế nông thôn cuối tuần, tôi thật sự đau lòng và bức xúc trước cách hành xử phản sư phạm của Hiệu trưởng Trường Mầm non 4. Để chạy tội, hiệu trưởng đã không ngần ngại vi phạm quyền cá nhân: “Dùng bút phê của mình để sửa chữa bản tự kiểm của một giáo viên, đẩy một giáo viên đã cống hiến trong ngành Giáo dục suốt 26 năm đến mức phải vào cấp cứu tại Bệnh viện trong tình trạng “tinh thần bị suy sụp nặng do hoảng sợ”. Tôi mong Ban biên tập báo Kinh tế nông thôn hãy tiếp thêm sức cho các phóng viên tiếp tục vào cuộc, đưa sự việc trên ra ánh sáng một cách trung thực và công tâm.

Huy Lộc (quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh)

Huy Dũng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top