Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2016 | 6:18

Vinamilk - doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa giới thiệu Vinamilk vào danh sách doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các nước thành viên. Bản ghi nhớ thực hiện dự án tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Vinamilk vinh dự được chọn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN, với mã số tự chứng nhận 0001/TCNXXHH. Theo chứng nhận tự cấp xuất xứ hàng hóa trong ASEAN này, Vinamilk được quyền tự cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) cho các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua ăn, sữa đặc, nước giải khát, kem…

Viêc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã giúp các sản phẩm Vinamilk nhanh chóng hiện diện tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại Thái Lan

Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4.662 nghìn tỉ đồng (tương đương 208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia trên khắp 5 khu vực châu lục, và khu vực Châu Á hiện tại là khu thị trường tập trung mạnh của Vinamilk.

Bên cạnh những sản phẩm xuất khẩu chính như sữa bột và sữa đặc sang các thị trường truyền thống, những năm gần đây Vinamilk dần chuyển xuất khẩu các mặt hàng khác như sữa chua ăn, sữa chua uống, các sản phẩm nước trái cây; nhằm hướng tới đa dạng hóa sản phẩm Vinamilk trên thị trường quốc tế, phù hợp với các lứa tuổi, nhu cầu tiêu dùng khác nhau, khai thác hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết đem lại.

Song song đó, Vinamilk tiếp tục củng cố sự hiện diện, và tập trung hơn nữa tại các thị trường quốc tế mới, đặc biệt là khu vực Châu Phi với rất nhiều tiềm năng, bằng việc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để phù hợp văn hóa địa phương, tung các sản phẩm thế mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…), mở rộng hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết thương hiệu. Đây là bước đi khác biệt, đón đầu của Vinamilk nhằm mở rộng sang những thị trường mới, nằm ngoài các khu vực Hiệp định.

Vinamilk tiếp tục tấn công mạnh mẽ khu vực Châu Phi bằng các dòng sản phẩm đạt chất lượng Quốc tế

Gần đây nhất Vinamilk đã chính thức ra mắt các sản phẩm sữa chua ăn tại Thái Lan, những sản phẩm được xây dựng mới hoàn toàn về mặt khẩu vị, bao bì, tính năng và hình ảnh để phù hợp với người tiêu dùng Thái.

Vinamilk đẩy mạnh thâm nhập thị trường Thái Lan bằng việc ra mắt các sản phẩm sữa chua ăn phù hợp với người tiêu dùng địa phương

Sản phẩm Sữa chua ăn Vinamilk được người tiêu dùng Thái Lan rất ưa thích nhờ việc chất lượng và khẩu bị phù hợp với người tiêu dùng Thái, kèm với việc phát triển hình ảnh bao bì đẹp, và tính năng phù hợp với thị hiếu bản địa.
 
Tại thị trường trong nước, Vinamilk cũng vừa tiếp tục được bình chọn đứng đầu trong top 10 Doanh Nghiệp niêm yết uy tín tại Việt Nam, và vào top đầu trong Bảng xếp hạng V1000 – 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. 

Trong thời gian sắp tới, Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu sang Thái Lan, Phillipines và mở rộng ra các nước ASEAN khai thác các lợi ích từ việc được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương.

Việc Bộ Công Thương và các ban ngành đã tin tưởng và tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa để Vinamilk trở thành doanh nghiệp đầu tiên được thí điểm tự chứng nhận này là bàn đạp quan trọng giúp Vinamilk phát triển và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua. Việc tự cấp chứng nhận này cũng giúp các sản phẩm Vinamilk đã nhanh chóng hiện diện tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại Thái Lan, Philippines, gây được tiếng vang và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

Đại diện Vinamilk giới thiệu đến người tiêu dùng Phillippines những sản phẩm sữa đặc & sữa chua uống được phát triển mẫu mã, hương vị theo khẩu vị địa phương

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN.

Theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp thay vì phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu của mình.

Bộ Công Thương xác định các tiêu chí khá cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, đó phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD; có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • NHCSXH TP. Lào Cai: Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn

    NHCSXH TP. Lào Cai: Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top