Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2010 | 1:24

Vịt chạy đồng và thách thức trong phòng chống dịch cúm A/H5N1

Bài II: Tập trung phòng dịchCho đến thời điểm này, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn là điểm nóng của dịch cúm gia cầm khi vẫn còn 2 địa phương (Cà Mau, Sóc Trăng) có dịch chưa qua 21 ngày và đàn vịt chạy đồng đang chuẩn bị “xuất quân” đi khắp vùng khi lúa đông xuân bắt đầu thu hoạch rộ.

Bài liên quan:
Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người
Bài I:  “Bó tay” với vịt chạy đồng?




Nhiệm vụ cấp bách của các địa phương lúc này là, tập trung mọi biện pháp phòng dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.

Kiểm soát vịt chạy đồng

ĐBSCL được coi là vùng nuôi vịt lớn nhất Đông Nam Á. Thông thường, mùa vụ vừa kết thúc, vịt được nông dân lùa ra đồng. Nếu không có dịch cúm, đây là nguồn lợi lớn của nông dân. Nhưng từ khi dịch xuất hiện, đàn vịt bị “ngăn sông cấm chợ”, cũng đồng nghĩa với việc nguồn lợi của một bộ phận nông dân giảm đáng kể. Chính vì vậy, mặc lệnh cấm từ các địa phương, nông dân vẫn lén lút thả vịt chạy đồng, thậm chí còn nảy sinh một số tiêu cực như “lót tay, xin giấy” cán bộ thú y địa phương, chả khác nào xin “visa” cho đàn vịt vào đồng.

Chính vì vậy, các địa phương cho rằng, cần kiểm soát tốt đàn vịt chạy đồng và thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc-xin. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần, trong đợt kiểm tra mới đây thấy một số địa phương có hệ thống văn bản rất bài bản nhưng việc triển khai trong thực tế lại không được như mong muốn nên dẫn đến tình trạng bệnh tái phát. Thậm chí, có địa phương như Cà Mau, dịch cúm gia cầm đã xảy ra từ tháng 9/2009, kéo dài đến nay vẫn chưa dứt điểm. Đáng lo ngại hơn là, thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra trên đàn vịt, vì vậy, trách nhiệm kiểm soát đàn vịt chạy đồng càng nặng nề hơn bao giờ hết.

Vịt chạy đồng và thách thức trong phòng chống dịch cúm A/H5N1


Tăng cường từ cơ sở

Nhưng có một thực tế là, tại nhiều địa phương, công tác phòng chống dịch và kiểm soát đàn vịt chạy đồng không được tổ chức gắt gao và thường xuyên, nếu không muốn nói là một số cán bộ còn làm cho qua chuyện. Ông Tần nêu một thực tế, nhiều lãnh đạo xã không biết vịt từ đâu đến bởi người dân cứ thu hoạch xong là thấy vịt chạy đầy đồng, không thể nắm được số lượng là bao nhiêu. Có địa phương, khi báo cáo tổng đàn vịt nhiễm H5N1 là 5.000 con, nhưng đến khi tiêu huỷ chỉ còn có 1.000 con.

Từ thực tế này, trong hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống cúm gia cầm được tổ chức tại ĐBSCL mới đây, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần chỉ đạo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phải rà soát lại công tác phòng chống dịch; nhanh chóng triển khai tiêm phòng đợt 1 năm 2010 cho đàn gia cầm nuôi (tốt nhất là triển khai trong tháng 3). Cục Thú y ưu tiên cấp vắc-xin tiêm phòng cho khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, các địa phương phải quản lý cho được đàn vịt chạy đồng, nếu chưa tiêm phòng cho đàn vịt thì phải tiêm phòng ngay.

Song song đó, tìm một hướng đi mới cho nghề nuôi vịt chạy đồng để đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, không bỏ phí tiềm năng cũng là việc nên làm. Thực tế những năm qua, nghề nuôi vịt gặp nhiều thách thức, phải di chuyển xa, thậm chí còn phải trả tiền thuê đồng trong khi dịch bệnh luôn rình rập. Theo Cục chăn nuôi, để phát triển đàn vịt, nông dân ĐBSCL phải tuân thủ quy định hiện có, cần tìm biện pháp hữu hiệu quản lý vịt chạy đồng, trước mắt là khuyến khích nuôi theo hướng trang trại. Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là vùng có cơ sở sản xuất giống, chăn nuôi lớn. Theo GS.Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, nhu cầu duy trì và phát triển chăn nuôi vịt ở ĐBSCL là chính đáng, cần được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc và có hướng đi mở cho nông dân, có thể áp dụng các phương pháp kết hợp thay vì độc canh cây lúa.

Một số ý kiến cho rằng, chăn nuôi vịt theo mô hình an toàn sinh học là sự lựa chọn tất yếu trong bối cảnh dịch bệnh tràn lan. Vì vậy các tỉnh cần xúc tiến quy hoạch chăn nuôi thành những vùng tập trung, khuyến khích nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi mới để vừa tận dụng được tiềm năng, vừa tránh được dịch bệnh.

Bài III: Nuôi vịt an toàn sinh học, hướng đi mới

Khánh Phương

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top