Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 4 năm 2019 | 22:12

Vụ uống sữa Đậu nành Fami kid phải nhập viện: Kết luận thiếu cơ sở?

Dư luận cho rằng, 29 học sinh Trường Tiểu học Nhã Lộng (Phú Bình) sau khi uống sữa Đậu nành Fami kid phải nhập viện do đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên kết luận do kích thích dạ dày - ruột là quá phiến diện, mang tính chủ quan.

1445396132354_2883091.jpg
Sữa Đậu nành Fami kid - Sô cô la, sản xuất tại Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh - Chi nhánh Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi làm 29 học sinh bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phải nhập viện sau khi uống.
 

Theo Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, vào 9 giờ 30 phút ngày 15/3/2019, giáo viên Trường Tiểu học Nhã Lộng (Phú Bình) phát sữa cho toàn thể học sinh (706 cháu) uống. Đến, 10 giờ cùng ngày, có 23 học sinh (14 học sinh lớp 4D, 6 học dinh lớp 4C, 1 học sinh lớp 4B, 2 học sinh lớp 1C) bắt đầu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, trong đó, có 4 cháu bị tiêu chảy, ngay sau đó các cháu được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Bình để khám, theo dõi, chữa trị.

Đến 20 giờ cùng ngày, có thêm 6 học sinh phải nhập viện với triệu chứng đau bụng, buồn nôn.

Sữa mà 29 học sinh Trường Tiểu học xã Nhã Lộng sau khi uống phải nhập viện là sữa Đậu nành Fami kid - Sô cô la, thể tích 125ml; sản xuất tại Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh - Chi nhánh Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, sản xuất ngày 5/3/2019, hạn sử dụng 5/9/2019.

Trường Tiểu học xã Nhã Lộng bắt đầu cho học sinh uống sữa từ ngày 14/3/2019. Ngày 15/3/2019 là ngày thứ 2 học sinh trường này uống thì xảy ra vụ việc 29 cháu phải nhập viên.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Nguyên đã lấy mẫu sữa gửi kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia.

Sau khi có câu trả lời của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Sở Y tế Thái Nguyên kết luận, hiện tượng đối với các học sinh sau khi uống sữa tại Trường Tiểu học xã Nhã Lộng liên quan đến vấn đề không dung nạp sữa xảy ra ở một số trường hợp dẫn đến kích thích dạ dày - ruột, không phải là ngộ độc thực phẩm.

kết-quả-xét-nghiệm-ban-đầu-của-bệnh-viện-đa-khoa-huyện-phú-bình-cho-thấy-học-sinh-bị-ngộ-độc-sữa.jpg
Kết quả xét nghiệm ban đầu của Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình cho thấy, học sinh bị ngộ độc sữa (ảnh Dân Việt)

Qua vụ việc 29 học sinh Trường Tiểu học Nhã Lộng sau khi uống sữa Đậu nành Fami kid phải nhập viện do đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, dư luận cho rằng, Sở Y tế Thái Nguyên đưa ra kết luận do “kích thích dạ dày - ruột” là quá phiến diện, mang tính chủ quan.

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh Thái Nguyên không lấy được mẫu bệnh phẩm (mẫu chất nôn, phân của các học sinh hay mẫu sữa học sinh uống dẫn tới bị đau bụng) gửi đi kiểm nghiệm thì rất khó có thể xác định chính xác nguyên nhân 29 học sinh bị đau bụng, nuồn nôn tiêu chảy sau khi uống sữa?

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam trả lời trên Báo Công an Nhân dân: Bất dung nạp sữa là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ từ, độ tuổi 0 - 12 tháng do các nguyên nhân hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh như người trưởng thành, trong đó dị ứng đạm sữa thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Hiện tượng bất dung nạp sữa, hay còn gọi là tình trạng trẻ có những phản ứng bất lợi với các thành phần dưỡng chất của sữa, bao gồm không hấp thu hết đường lactose và dị ứng đạm (protein) sữa.

Trẻ bị bất dung nạp đường lactose vì thiếu hụt men lactase ở bờ bàn chải ruột, do nguyên nhân bẩm sinh và thường xảy ra khi uống sữa bò. Theo các nghiên cứu thì hầu hết tình trạng bất dung nạp sữa sẽ hết khi trẻ ngoài 3 tuổi.

Để xác định tình trẻ em có bị tình trạng bất dung nạp đường lactose và dị ứng đạm sữa hay không, thì cần phải thực hiện một số phương pháp như test tẩy da, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… Đây là những phương pháp bắt buộc.

Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là sự lập lờ, đánh tráo khái niệm giữa việc bị ngộ độc sữa chuyển sang bị kích thích ruột! Kết luận này nhằm bao che, trốn tránh trách nhiệm, mà cụ thể ở đây là Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo đưa loại sữa này vào thử nghiệm chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên triển khai).

Tháng 11/2018, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai chương trình Sữa học đường và nhấn mạnh, sữa dùng trong chương trình phải là sữa tươi.

Cụ thể, Công văn số 7162/BYT-BM-TE của Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về sữa học đường ngày 26/11/2018 nêu rõ: "Sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm Sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế".

Vậy việc UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đưa loại sữa có nguồn gốc thực vật, vị Sôcôla vào chương trình sữa học đường có phù hợp với chỉ đạo của Bộ Y tế?

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top