Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 5 năm 2018 | 16:4

“Xây” ước mơ từ nhà sàn du lịch

Sinh ra nơi vùng quê nghèo nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Vàng Seo Chô (người Mông) ở thôn Phéc Bủng 2, xã Bản Phố chọn cho mình cách khởi nghiệp với mô hình du lịch cộng đồng từ khai thác bản sắc văn hóa kết hợp dịch vụ lưu trú.

bí-quyết-kinh-doanh-là-luôn-thân-thiện-cởi-mở-tạo-ấn-tượng-tốt-đẹp-với-khách-du-lịch.jpg
Bí quyết kinh doanh là luôn thân thiện, cởi mở, tạo ấn tượng với khách du lịch.

Sinh ra nơi vùng quê nghèo nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Vàng Seo Chô (người Mông) ở thôn Phéc Bủng 2, xã Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai ) chọn cho mình cách khởi nghiệp với mô hình du lịch cộng đồng từ khai thác bản sắc văn hóa kết hợp dịch vụ lưu trú. Sau hơn 1 năm hoạt động,  “Chô Family” trở thành điểm đến tin cậy của nhiều du khách, mang về nguồn thu nhập bền vững cho gia đình Chô.

Gian nan khởi nghiệp

Chúng tôi gặp Vàng Seo Chô, khi anh đang làm hướng dẫn viên cho  đoàn khách đến từ cộng hòa Pháp, tại dinh thự cổ Hoàng A Tưởng. Chia sẻ về gian nan trong nghề, anh cho biết: “Công việc của hướng dẫn viên cũng vất vả, nhọc nhằn lắm... nhưng bù lại được đi du lịch, khám phá nhiều nơi. Những đoàn khách nước ngoài rất thích du lịch bản địa , khám phá vùng cao, tuy nhiên muốn trụ được với nghề, cần gần gũi nắm bắt tâm lý khách, tiếp đó cần am hiểu cuộc sống của đồng bào vùng cao, có khả năng vốn tiếng Anh giao tiếp tương đối và không ngại đi bộ cùng khách đến các bản làng…”.

Có lẽ, chính hình ảnh một thanh niên bản địa nhiệt tình, năng động, chất phác, mộc mạc như nếp sống của người dân vùng cao đã khiến Chô chiếm được cảm tình của du khách mỗi khi tìm đến.

Mô hình nhà sàn du lịch của Chô nằm sâu trong bản, mang tên “Chô family”, được xây dựng năm 2016, chủ yếu là khách nước ngoài đến lưu trú. “Bản Phố có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch: cảnh quan thiên nhiên, làng nghề truyền thống nấu rượu Hồng My, nhiều nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc, từ phong tục đến nếp sống hàng ngày…, tuy nhiên, dịch vụ lưu trú mang đậm bản sắc vùng miền còn chưa có. Do vậy, muốn thoát nghèo, phải khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương để làm du lịch cộng đồng”, Chô tâm sự.

Anh kể: “Giờ cuộc sống đã bớt vất vả hơn, chứ trước đây nhà mình nghèo lắm, quanh năm chỉ biết trông vào ít ngô, lúa thu hoạch trên nương, có năm mất mùa phải ăn “mèn mén” (một món ăn của người Mông được làm từ ngô - bắp, xay nhỏ) thay cơm”. Cũng chính vì thế, Chô thiệt thòi so với bạn bè trang lứa, phải bỏ học “giữa chừng” khi đang theo học lớp 10 trường huyện. Năm 2007, Chô xin phép gia đình đi làm thuê tại các nhà hàng, khách sạn ở huyện Sa Pa, đây là thời gian anh vừa làm du lịch, vừa trau dồi vốn tiếng Anh. Ngoài giờ làm, Chô còn tranh thủ học thêm lớp tiếng Anh giao tiếp. 

 

ngôi-nhà-du-lịch-cộng-đồng-của-đoàn-viên-trẻ-vàng-seo-chô.jpg

Ngôi nhà du lịch cộng đồng của Vàng Seo Chô.

 

Thế rồi, Chô tiếp tục học lại văn hóa, đăng ký theo học ngành du lịch tại Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai. Sau tốt nghiệp, cơ duyên đến khi được một công ty du lịch tại Hà Nội tuyển dụng vào làm hướng dẫn viên du lịch, với nhiệm vụ đưa, dẫn khách đến với đồng bào các tỉnh miền núi Tây Bắc. Năm 2016, khi có số vốn nhỏ cộng với kinh nghiệm sẵn có, Chô vận động gia đình đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng của riêng mình, mang tên “Chô family”. Chô giải thích về cái tên này cũng rất ấn tượng: “Tôi mong ngôi nhà sàn du lịch này sẽ là ngôi nhà chung, ấm áp, hạnh phúc của mỗi du khách khi tìm đến với bản làng vùng cao Bản Phố”.

Thành công từ du lịch cộng đồng

Luôn cởi mở, mến khách và hướng đến sự hài lòng của du khách, cơ sở lưu trú của Chô luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều đoàn khách trong nước, quốc tế, có lúc cần phải thuê thêm người làm. Hiện, trừ các khoản chi phí và tiền thuê nhân công, trung bình mỗi tháng mang lại nguồn thu 6-8 triệu đồng, có tháng hơn 10 triệu đồng.

Không những thế, anh còn trực tiếp làm hướng dẫn viên ngay tại cơ sở lưu trú khi khách cần. “Qua mỗi chuyến đi, tôi tỉ mỉ giới thiệu với khách về nét đẹp văn hóa giàu bản sắc của dân tộc mình, từ nếp sinh hoạt hàng ngày của bà con thôn, bản, đến những danh lam, thắng cảnh, làng nghề truyền thống địa phương”.

Anh Vàng Seo Lú, Bí thư Đoàn xã Bản Phố, nhận xét: “Ở địa phương, Chô được đánh giá là thanh niên trẻ tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, rất xứng đáng được biểu dương và nhân rộng. Noi gương Chô, nhiều thanh niên của xã đã tiếp cận cách làm du lịch cộng đồng, mở ra hướng phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo, làm giàu”.

Chỉ tính từ năm 2017 đến nay, mô hình du lịch cộng đồng của Vàng Seo Chô đã đón trên 350 lượt du khách, trong đó khách nước ngoài chiếm trên 90%. Nhờ cách làm hiệu quả, mô hình cộng đồng homestay đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động địa phương lúc nông nhàn. Quan trọng hơn, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch “đất và người” vùng cao Bản Phố nói riêng, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào cai nói chung đến với du khách gần xa để phát triển du lịch địa phương.

 

 

 

Khuất Linh - Vàng Tráng
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top