Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 4 năm 2018 | 14:25

XDNTM ở Yên Chính: Làm đâu chắc đó

Với quan điểm không chạy theo thành tích, làm đến đâu chắc đến đó, xã Yên Chính (Ý Yên - Nam Định) đã tự tin về đích nông thôn mới vào cuối năm 2016, sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra.

người-dân-xã-yên-chính-huyện-ý-yên-trên-cánh-đồng-mẫu-lớn-của-mình.JPG
Người dân xã Yên Chính trên cánh đồng mẫu lớn của mình.

 

Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Yên Chính, cho biết, ngay khi triển khai thực hiện Chương trình XDNTM (năm 2011), Đảng ủy xã đã ra các nghị quyết chuyên đề về XDNTM, dồn điền đổi thửa trên địa bàn. UBND xã kiểm tra rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn phục vụ việc lập quy hoạch; tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Xác định dồn điền đổi thửa là giải pháp mấu chốt để thực hiện các tiêu chí khác, xã đã tập trung lãnh đạo công tác dồn điền đổi thửa, kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn nên đến hết năm 2013, đã có 21/22 xóm hoàn thành dồn đổi ruộng đất, số thửa bình quân giảm từ 6 xuống  còn 2,4 thửa/hộ.

“Điều đáng ghi nhận là, các đoàn thể và người dân trong xã rất đồng thuận với chủ trương XDNTM, Ủy ban Mặt trận vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực giám sát, tăng cường hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng. Hội Nông dân vận động hội viên thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, Hội Phụ nữ chỉ đạo các chi hội đảm nhiệm công tác vệ sinh môi trường gắn với cuộc vận động gia đình 5 không. 3 sạch…”, ông Trường nói.

Kết quả, sau 5 năm triển khai XDNTM, diện mạo xã Yên Chính đã có nhiều thay đổi. Dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện cho thực hiện quy hoạch NTM, kết hợp với chỉnh trang đồng ruộng, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng, tạo điều kiện cho người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa.

Các HTX hướng dẫn nông dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển kinh tế theo mô hình gia trại, trang trại, giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác năm 2015 đạt xấp xỉ 70 triệu đồng/ha, nâng thu nhập bình quân từ mức 18 triệu đồng/người (năm 2011) lên 33 triệu đồng/người (năm 2017).

Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển. Trên địa bàn xã có 3 doanh nghiệp tư nhân và trên 200 hộ kinh doanh. Ngoài ra, còn nhiều gia đình mở cơ sở may mặc, thêu ren, thành lập các tổ thợ xây dựng, làm mộc,...

ng-nguyễn-xuân-trưởng-chủ-tịch-ubnd-xã-yên-chính.JPG

Ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Yên Chính.

Trong xây dựng hạ tầng, nhờ tranh thủ tốt các nguồn lực nên Yên Chính đã hoàn thành nhiều công trình quan trọng. Toàn xã đào đắp, mở rộng 14,78km đường trục chính nội đồng, các tuyến đường xương cá với chiều dài 12,22km kết hợp tu bổ hệ thống tưới tiêu, đảm bảo giao thông, tưới tiêu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Xã triển khai tốt việc huy động vốn đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường trục xã, liên xóm, đường xóm, ngõ với nguyên tắc: các xóm huy động nhân dân làm đường trục xóm, đường ngõ; xã làm đường trục xã, đường liên xóm. Nhờ đó, hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn được “cứng hóa, nhựa hóa”.

Bên cạnh đó, Yên Chính còn xây mới trường tiểu học và các công trình phụ trợ, nghĩa trang liệt sĩ, trạm y tế, nhà văn hóa trung tâm, bãi chôn lấp rác thải tập trung; tu sửa trường THCS, trường mầm non,… Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình đạt 42,25 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 9,8 tỷ đồng.

Tuy vậy, theo ông Trường, quá trình XDNTM trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn nhất định như nhận thức về chương trình của một bộ phận nhỏ cán bộ và nhân dân còn chưa đầy đủ, toàn diện; việc triển khai chương trình chưa đồng đều, đồng loạt ở các xóm; việc chỉ đạo sản xuất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu lao động còn hạn chế. Kinh phí huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn lực của địa phương còn thấp.

Vì vậy, bài học kinh nghiệm xã Yên Chính rút ra trong quá trình XDNTM là phải làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình; xác định XDNTM là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Việc xây dựng quy hoạch, đề án phải được bàn bạc công khai, dân chủ…

Ông Trường cho biết, trong năm 2018, xã sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong XDNTM để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, coi XDNTM là nhiệm vụ lâu dài, liên tục có điểm đầu, không có điểm kết thúc. Đến hết năm 2020, phấn đấu hoàn thành các công trình hạ tầng còn lại trong đề án XDNTM của xã; các xóm hoàn thành xây dựng đường ngõ, nhà văn hóa xóm, hệ thống tiêu thoát nước…

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top