Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 2 năm 2018 | 19:56

“Xông đất, xông biển” và ra đồng cầu may

Tết của người Việt gắn với tục xông đất, mở hàng lấy may, vì vậy, ngay sau ngày mùng 1 Tết, người dân đã ra biển, xuống đồng, mở cửa hàng…

 

Hà Tĩnh: Mở “dịch vụ” xông đất đầu năm

Nắm bắt tâm lý, những người kinh doanh đều muốn có người xông đất cửa hàng để cầu may, chị Trần Thu Trang (chủ cửa hàng cho thuê trang phục biểu diễn Thu Trang) Thành phố Hà Tĩnh, cho biết: Gia đình chị mới bắt đầu triển khai dịch vụ mới trong năm nay. Việc xông đất đầu năm không nhất thiết phải rơi vào ngày Mùng 1 mà phụ thuộc vào ngày mở hàng hoặc ngày hợp tuổi của từng khách hàng. Do còn khá mới lạ nên tính đến thời điểm này, lượng khách hàng vẫn còn ít.

 

xđ-9.jpg
 Người xông đất phải hồ hởi, xởi lởi để gia chủ nhiều may mắn

 

"Nhiều công ty, doanh nghiệp không chú trọng lắm ngày xông đất và tuổi người xông. Chủ yếu họ chỉ muốn thuê người đến để tạo không khí vui vẻ cho nhân viên những ngày đầu năm, có thể với một bữa tiệc nho nhỏ", chị Trang cho biết thêm.

Nhiều nơi thuê xông đất vào mùng 6 - khi các nhân viên đã đi làm đầy đủ, như một hình thức chúc Tết dịp năm mới. Theo hợp đồng, vào đúng ngày giờ khách hàng yêu cầu, sẽ có 3 thanh niên, trong trang phục của 3 ông Phúc - Lộc - Thọ, đến bấm chuông cửa nhà khách hàng hoặc công ty. Sau đó, 3 "ông" sẽ lì xì gia chủ, đọc thơ xuân hoặc hát, trong tiếng nhạc được chuẩn bị sẵn. Nếu khách hàng yêu cầu thêm quà tặng, dịch vụ sẽ mua hộ và đem đến tặng làm quà chúc Tết nhân viên.

"Lộc" (màu đỏ) và "Thọ" (màu trắng) là hai trong số 3 bộ trang phục được người cho thuê khoác lên khi gõ cửa từng nhà. Giá cho thuê mỗi bộ được tính theo quần áo: 50 ngàn đồng, râu 20 ngàn đồng và mũ 30 ngàn đồng.

Ngoài việc cho thuê trang phục thần tài, phúc lộc thọ, các mascot (hình thú theo năm tuổi) được ra đời trong năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu xông đất đầu năm của người dân.

Chị Đặng Bích Hằng (chủ kinh doanh tại đường Phan Đình Phùng - TP. Hà Tĩnh) chia sẻ: "Tôi mới tìm hiểu về dịch vụ này song thấy nó khá thú vị. Ngày mùng 4 Tết tới đây, tôi sẽ chính thức mở hàng đầu năm để lấy ngày, do vậy việc tìm kiếm người xông đất rất cần thiết. Tuy vậy, ngoài vấn đề tuổi tác, quan trọng hơn, người đi xông nhà cần có tính tình xởi lởi, niềm nở, nhanh nhẹn và thành đạt, mới gây được nhiều cảm tình cho gia chủ".

 Phú Diên: Ngư dân "xông biển" đầu năm

Những lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, từng chiếc ghe của ngư dân Phú Diễn (Thừa Thiên Huế) nối đuôi nhau vào bờ cùng niềm vui năm mới của các ngư phủ. Trên bờ, lũ trẻ cùng bà, mẹ đợi sẵn để đón "lộc biển" ngày đầu năm.

Sáng sớm mồng 2 Tết (17/2), những ngư dân làng chài xã Phú Diên (huyện Phú Vang) tất bật đồ lễ để làm lễ Cúng Vạn

Đây là lễ cúng đầu năm mới với ước nguyện một năm biển yên, ngư dân ra khơi may mắn, trở về bình yên với cá đầy khoang. 

Sau các nghi thức cúng bái truyền thống, gần 40 chiếc ghe, xuồng máy của làng chài lần lượt cưỡi sóng ra khơi, bắt đầu mùa biển mới.

 

xb-92.jpg

 Người dân mua cá ngay tại biển khi thuyền vừa  cập bến

 

Ông Phan Chớ (50 tuổi, thôn Mỹ Khánh) phấn khởi: Sau gần 3 giờ ra khơi, ghe của của tui bủa được tầm 10kg cá khoai. Năm nay trời đẹp, mẽ lưới đầu năm của các ghe, thuyền đều thuận lợi, hy vọng một năm "ăn nên, làm ra". Nhờ thời tiết ấm áp nên ngư dân ra khơi sớm, nhiều ngư dân đã trúng đậm những mẻ lưới đầu năm.

Tiếng cười nói rôm rã, tiếng trẻ con ríu rít, tiếng mua bán tíu tít khiến cho làng chài nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các thuyền lần lượt vào bờ cũng là lúc phiên chợ tạm được họp ngay trên biển. Đợi gần 1 giờ đồng hồ để mua được những mớ cá tươi cong, chị Ngân (ở TP. Hồ Chí Minh) về quê ăn Tết chia sẻ: "Năm nào về quê ăn tết tôi cũng ra biển đợi mua cá đầu năm. Cá vừa mới đánh bắt về tươi nên rất ngon, hơn nữa ra đợi thuyền cùng chuyện trò với các chị, các bà rất vui. Có lẽ ở làng biển đây là những thời khắc "ấm áp" nhất, khi nụ cười luôn nở trên môi những ngư dân.

Hải sản khai thác được trong những ngày đầu năm rất dễ bán, giá cao gấp nhiều lần so với ngày thường nên đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho ngư dân.“Năm nay thời tiết nắng ấm, biển êm, thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Vì thế, nên tôi cũng dong thuyền ra khơi sớm. Chuyến đi đầu tiên của năm mới may mắn trúng đậm cá khoai. Ra khơi mới 2 giờ đồng hồ nhưng tôi đã trúng gần 15kg cá khoai. Vào thởi điểm này, cá khoai được tiêu thụ mạnh nên thương lái mua ngay tại biển cũng được giá 110 - 120 ngàn điòng/kg", anh Nguyễn Văn Lệnh, 40 tuổi chia sẻ.

Tiếng cười nói rôm rã, tiếng trẻ con ríu rít, tiếng mua bán tíu tít khiến cho làng chài nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các thuyền lần lượt vào bờ cũng là lúc phiên chợ tạm được họp ngay trên biển. Đợi gần 1 giờ đồng hồ để mua được những mớ cá tươi cong, chị Ngân (ở TP. Hồ Chí Minh) về quê ăn Tết chia sẻ: "Năm nào về quê ăn tết tôi cũng ra biển đợi mua cá đầu năm. Cá vừa mới đánh bắt về tươi nên rất ngon, hơn nữa ra đợi thuyền cùng chuyện trò với các chị, các bà rất vui. Có lẽ ở làng biển đây là những thời khắc "ấm áp" nhất, khi nụ cười luôn nở trên môi những ngư dân.

Hải sản khai thác được trong những ngày đầu năm rất dễ bán, giá cao gấp nhiều lần so với ngày thường nên đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho ngư dân.“Năm nay thời tiết nắng ấm, biển êm, thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Vì thế, nên tôi cũng dong thuyền ra khơi sớm. Chuyến đi đầu tiên của năm mới may mắn trúng đậm cá khoai. Ra khơi mới 2 giờ đồng hồ nhưng tôi đã trúng gần 15kg cá khoai. Vào thởi điểm này, cá khoai được tiêu thụ mạnh nên thương lái mua ngay tại biển cũng được giá 110 - 120 ngàn điòng/kg", anh Nguyễn Văn Lệnh, 40 tuổi chia sẻ.

Quảng Ngãi: Nông dân hồ hởi ra đồng đầu năm

Sau thời gian nghỉ ngơi, vui Tết đoàn viên, đến mồng 2 Tết, nhiều hộ nông dân đã sớm quay trở lại với công việc đồng án. Không khí Tết được mang ra đến tận ruộng với niềm hăng say lao động, chăm lo cho vụ mùa trong năm mới.

Với gia đình ông Nguyễn Văn Hiến ở thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi), không khí Tết chỉ thực sự đến vỏn vẹn trong đêm giao thừa và ngày mồng 1. Đó là lúc gia đình ông thực sự nghỉ ngơi mà không lo đến chuyện cơm, áo, gạo, tiền. Thời gian còn lại, gia đình ông Hiến vẫn chăm chỉ trên các cánh đồng rau.

 

au-931.jpg

Thu hoạch đậu tây lấy may ngày đầu năm

Năm nay cũng vậy, sau thời gian tất bật với mâm lễ cúng đầu năm và sum vầy vui vẻ bên con cháu, đến sáng mồng 2 Tết, ông Hiến đã có mặt trên đồng rau rộng hơn 3 sào trồng đậu tây và các loại rau ăn lá. “Đậu, rau đều đang đến đợt thu hoạch. Nếu mình không ra đồng lúc này thì rau, quả già hết biết bán cho ai. Cuối năm, giá các loại rau đều rẻ nên hy vọng giá cả trong năm mới sẽ khác để bà con nông dân được nhờ!” - ông Hiến vẫn luôn tay ngắt từng quả đậu dài xanh mướt.

Cách ruộng rau của gia đình ông Hiến vài bước chân, gia đình bà Lê Thị Nụ ngụ cùng thôn cũng đang tất bật hái cải, rau quế và xà lách. Bà Nụ cho biết, từ 5 giờ sáng, khi sương mù còn giăng đồng, bà đã bắt đầu ra đồng thu hoạch rau.

“Nhiều chợ đầu mối chỉ nghỉ đúng mồng một Tết, mồng 2, mồng 3 đã hoạt động trở lại nên bà con nông dân cũng phải chạy theo cho đúng nhịp. Chỉ ra đồng chừng 3 tiếng buổi sáng thôi, vừa hái được lộc Tết, lấy may mắn  đầu năm, vừa có đủ thời gian vui Tết cùng gia đình”- bà Nụ vui vẻ chia sẻ.

Không khí hồ hởi lao động của bà con nông dân đang lan tỏa trên khắp các vựa rau trong tỉnh. Tại vựa rau ở thôn Ân Phú, xã Tịnh An, TP.Quảng Ngãi, gia đình chị Nguyễn Thị Thơm cũng đang tất bật cho kịp phiên chợ sớm. Chị Thơm vừa trồng rau, vừa chạy chợ bán lẻ đã hơn 3 năm nay. Cũng từng ấy cái Tết chị tất bật thu hoạch và bán rau tại các chợ trong những ngày đầu năm mới.

Theo kinh nghiệm buôn bán, chị Thơm chia sẻ: “Ngày Tết, nhà nào cũng thịt cá ê chề, nhiều người lại thèm đĩa rau đổi vị. Mà giá rau Tết lúc nào cũng cao hơn so với ngày thường nên mình bỏ chút thời gian ra đồng rồi đi chợ sớm để kiếm thêm”.

Nhiều hộ trồng rau không có sản phẩm thu hoạch để bán dịp năm mới thì vẫn kéo nhau ra đồng để “lấy ngày”. Do vậy, không khí hăng say lao động trải dài từ ruộng rau này sáng ruộng rau khác.

Ngày đầu năm mới, bà con nông dân đang tất bật việc đồng áng, tập trung chăm sóc, thu hoạch cây trồng với không khí ngày ra đồng đầu năm vui tươi phấn khởi với mong muốn sang năm mới mùa màng bội thu, thu nhập tăng cao, cải thiện cuộc sống.

“Mồng 2 năm nay được ngày tốt nên dù không có gì để bán Tết tôi vẫn xách cuốc ra đồng chăm xào ớt đang lên. Cầu mong năm nay bà con được mùa, giá cao để bõ công chăm bẵm làm lụng cả năm”- ông Phạm Văn Bồng chia sẻ về ước vọng đầu năm đối với việc đồng áng của gia đình.

Không khí rộn ràng ở các đồng rau chỉ diễn ra trong chốc lát. Thu hoạch xong, bà con lại tranh thủ về nhà để tận hưởng không khí Tết cùng gia đình. Đây là lúc các gia đình ở làng rau quây quần bên mâm cơm sáng và cùng nhau đi chúc Tết bà con, làng xóm với ước vọng năm mới lộc về đầy nhà.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top