Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 1 năm 2019 | 14:15

Xuân Khang, đích NTM đang đến gần

Thời điểm này, cũng như các xã trên cả nước, ra sức thi đua hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, ngay từ những ngày đầu năm, Xuân Khang (Như Thanh - Thanh Hóa) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp với quyết tâm đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2019.

tr15d.jpg
Một góc nông thôn xã Xuân Khang.

 

Phát triển kinh tế là trọng tâm

Với xã nghèo, đặc biệt khó khăn thuộc vùng 135 như Xuân Khang, đạt được 16/19 tiêu chí NTM quả là đáng khích lệ.

Chính thức triển khai XDNTM năm 2012, xã chỉ đạt 5/12 tiêu chí. Trước muôn vàn khó khăn, Đảng bộ, chính quyền xã đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Bên cạnh việc lồng ghép các dự án đầu tư của nhà nước, với phương châm “Phát triển sản xuất là gốc, xây dựng cơ sở hạ tầng là cần thiết, nâng cao đời sống cho nhân dân là mục tiêu”, Xuân Khang đưa vào trọng tâm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XDNTM nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, tạo nền tảng cho việc huy động nguồn lực XDNTM.

Ngay từ đầu năm 2018, UBND xã đã bám sát nghị quyết của Đảng bộ, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của UBND huyện, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chi tiết cho từng vụ, từng vùng, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, đưa các cây trồng phù hợp vào canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất…

Nhiều mô hình phát triển mạnh, trở thành sản phẩm hàng hóa như: ngô, mía, keo, nghệ, mít, vải, đào…; đồng thời kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Kinh tế ổn định, nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ, thương mại phục vụ đời sống của người dân ra đời, đa dạng nhiều ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch gốm sứ, mộc, chế biến gỗ, cơ khí, sửa chữa ô tô, cung ứng giống, chế biến nông sản…, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần nâng tỷ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của xã lên 56,3%.

Nếu như năm 2011, thu nhập bình quân của xã ước đạt 11,2 triệu đồng/người thì năm 2018 ước đạt 30 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10,5%.

Tập trung về đích

Ông Lê Kim Do, Chủ tịch UBND xã Xuân Khang, cho biết: Bên cạnh sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện về công tác XDNTM, Ban chỉ đạo NTM xã đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thi đua XDNTM, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên cơ sở lấy dân làm gốc, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Sau hơn 7 năm triển khai, tổng nguồn vốn huy động cho XDNTM của xã đạt 110,877 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ gần 41,140 tỷ đồng, còn lại là ngân sách xã, sự ủng hộ của doanh nghiệp, đơn vị và nhân dân trên 69,7 tỷ đồng; bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn hiến đất, ngày công lao động.

Tới nay, xã có 02 thôn đạt chuẩn NTM và 03 thôn hoàn thiện hồ sơ đề nghị, chờ thẩm định. Xã đang tích cực cứng hóa các tuyến giao thông nông thôn còn lại; không ngừng tu sửa, nâng cấp các tuyến kênh mương nội đồng; khẩn trương hoàn thiện các hạng mục công trình, đặc biệt là trường học, cơ sở vật chất văn hóa.

Ông Do chia sẻ thêm: Tưởng rằng tiêu chí môi trường rất khó thực hiện, nhưng nhờ nhận thức tốt của người dân, nên xã đã đạt “ngon” tiêu chí này, đến nay, đã thành nề nếp, hàng tuần, rác thải tập trung được thu gom định kỳ, đều đặn 2 ngày/tuần, nhờ đó công tác môi trường được cải thiện rõ rệt.

“Đích NTM đang rất gần, tuy nhiên, để mọi nhiệm vụ của xã hoàn thành theo đúng kế hoạch, Xuân Khang rất cần sự giúp đỡ từ các cấp, ngành, đặc biệt là Văn phòng điều phối NTM tỉnh và UBND huyện Như Thanh cũng như sự tiếp tục chung sức đồng lòng của toàn thể nhân dân trên địa bàn”.

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top