Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 4 năm 2018 | 14:56

Yên Lộc: Xây dựng NTM bền vững

Yên Lộc có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, trao đổi tiến bộ kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài huyện.

gương-mặt-người-dân-thôn-7-xóm-vụ-ngoại-xã-yên-lộc-phấn-khởi-sau-xdntm.JPG
gương-mặt-người-dân-thôn-7-xóm-vụ-ngoại-xã-yên-lộc-phấn-khởi-sau-xdntm.JPG

 

Nằm ở phía Đông Nam của huyện Ý Yên (Nam Định), xã Yên Lộc tiếp giáp với xã Yên Phúc về phía Đông; hai xã Yên Nhân, Yên Cường về phía Tây; giáp sông Đào của xã Nghĩa Minh (huyện Nghĩa Hưng) về phía Nam và phía Bắc giáp xã Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản). Vì thế, Yên Lộc có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, trao đổi tiến bộ kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài huyện.

Là xã thuần nông, năm 2015, Yên Lộc mới đạt 6/19 tiêu chí NTM. Đầu năm 2016, xã nhận được chỉ định của Huyện ủy, UBND huyện Ý Yên về hoàn thành NTM trong năm. Nhận nhiệm vụ với bao khó khăn, trở ngại… nhưng vượt lên tất cả là sự quyết tâm, đồng thuận của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Nhờ vậy, chỉ trong 1 năm tổ chức thực hiện, gấp rút hoàn thành các tiêu chí còn lại, tháng 4/2017, Yên Lộc đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.

Làm đâu chắc đó

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Duy Tân, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Bên cạnh sự quan tâm, cung cấp nguồn vốn của tỉnh, của huyện, nhận định tình hình thực tế, Yên Lộc thực hiện từng bước “làm đâu chắc đó”, ưu tiên cho tiêu chí dễ làm trước; các tiêu chí còn lại đều là những tiêu chí khó, cần nguồn lực đầu tư lớn. Bằng cách khơi dậy sức dân, lấy dân làm chủ thể, người dân tự đóng góp, vận động con em xa quê qua các kênh xã hội như: gửi thư, đăng tải hình ảnh, kêu gọi nguồn tài chính về địa phương qua mạng xã hội…, kèm theo đó vận động sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp. Người dân Yên Lộc ý thức được XDNTM chính là dân thụ hưởng, vì vậy, trung bình mỗi hộ đóng góp từ 3 - 6 triệu đồng; ngoài ra, người dân còn đóng bằng ngày công lao động, hiến đất cho các công trình phúc lợi... Trong năm 2016, tổng nguồn vốn huy động cho XDNTM đạt 43 tỷ đồng; các trục thôn, ngõ xóm, thủy lợi nội đồng 14/14 thôn được hoàn thành; trường học các cấp, trạm y tế, nhà văn hóa thôn được đầu tư xây mới, sửa chữa và nâng cấp…

Đến nay, sau hoàn thành XDNTM, tiếp tục củng cố và nâng cao các tiêu chí, Yên Lộc đã nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường trục xã, liên xã, trong đó có 1km được nâng cấp bề mặt từ 3m lên 3,5m; “cứng hóa” 100% đạt chuẩn, không lầy lội vào mùa mưa các trục đường thôn, xóm; “cứng hóa” 100% giao thông nội đồng đi lại thuận tiện, hoàn thành xây dựng khu B với 8 phòng học trên diện tích 850m2…

Môi trường là

“tiêu chí hành động”

“Với phương châm XDNM là không có điểm cuối, sau hoàn thành NTM phải thực hiện đường sạch, vườn xanh”, ông Tân nói. Tiêu chí môi trường luôn là “tiêu chí động”, vì vậy, xã đã hoàn thành lò đốt rác tập trung trị giá 1,7 tỷ đồng; hàng ngày, hàng tuần có các tổ thu gom rác thải tập trung về lò đốt rác thải của xã để xử lý.

Thu nhập cũng là  tiêu chí quan trọng. Sau dồn điền đổi thửa năm 2013, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, tích cực đưa giống mới cho năng suất cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất trên cùng một thửa đất canh tác, Yên Lộc còn tích cực chuyển đổi cơ cấu lao động, số lao động có việc làm thường xuyên đạt 94%. Số lao động trong độ tuổi đi làm tại các doanh nghiệp, ngoài giờ vẫn tranh thủ sản xuất nông nghiệp, từ đó đời sống của người dân được nâng lên. Ước  bình quân thu nhập đạt 30 triệu đồng/người/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 2%.

Bà Nguyễn Thị Luyến, Bí thư Đảng ủy xã Yên Lộc, cho biết: “Chương trình XDNTM phù hợp với lòng dân, bộ mặt nông thôn nay khang trang, sạch đẹp. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Yên Lộc sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao và giữ vững các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đến năm 2020  đạt NTM bền vững”.

Nông dân thôn 7, xóm Vụ Ngoại, xã Yên Lộc tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập.

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top