Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 1 tháng 10 năm 2017 | 2:2

‘Gỡ rối’ ngành điều và tham vọng 3 tỷ USD

Nguy cơ sản lượng giảm, thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang trồng các cây khác như cao su, cà phê, hồ tiêu... đang là thách thức cho ngành điều Việt Nam.

Ngành điều Việt Nam giữ vững vị trí là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực với mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên nguy cơ sản lượng giảm, nhiều diện tích điều bị thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang trồng các cây khác như cao su, cà phê, hồ tiêu... đang là thách thức.

go roi nganh dieu viet nam va tham vong 3 ty usd hinh 1
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu

Tại Hội nghị phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu diễn ra ngày 30/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có thế mạnh về chế biến hạt điều, chiếm trên 50% nguyên liệu hạt điều thế giới. Sự phát triển ngành điều giúp cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân vùng núi, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 3 tỷ USD góp phần cân đối ngoại tệ. Cùng với đó, trong quá trình phát triển, đội ngũ doanh nhân đã trưởng thành, nhiều doanh nghiệp hàng đầu phát triển.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, ngành điều Việt Nam đối diện với nhiều thách thức. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của nguồn cung điều hàng năm chỉ đạt 3,5%/năm, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng 6%/năm. Như vậy, ngành điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đối mặt với tình trạng cầu vượt cung, dẫn đến giá điều tăng trong vài năm trở lại đây.

"Sự mất cân đối là vô lý. 10 năm gần đây, diện tích điều liên tục đi xuống, năng suất từ 1,1 tấn/ha có thời điểm giảm còn 0,75 tấn/ha, quy mô lớn mà chỉ tự chủ được trên 30%. Phải chăng cây điều, ngành điều không còn hấp dẫn, hay chúng ta không biết làm cho ngành điều hấp dẫn?"- bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng chỉ rõ, vấn đề mất cân đối cung- cầu gắn với thực trạng biến đổi khí hậu và nếu không có tổ chức tốt, không có sự vào cuộc từ Chính phủ, doanh nhân, người dân thì ngành điều sẽ đi xuống.

Theo Bộ trưởng, ngành điều Việt Nam còn cơ hội phát triển vì nhu cầu người dùng ngày một tăng và Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế để phát triển điều. Tuy nhiên, ngành điều đang đối mặt với 3 thách thức lớn: nguyên liệu, chế biến và tiếp cận thị trường.  Nếu không đổi mới 3 khâu này thì dù có lợi thế, ngành điều vẫn suy giảm.

Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh vào khâu sản xuất nguyên liệu. “Phải dồn toàn lực cho sản xuất nguyên liệu. Nút thắt ngành điều nằm ở đây. Chúng ta phải vào cuộc quyết liệt từ trung ương tới địa phương. Nếu không tập trung vào khâu này thì cả ngành điều sẽ khó phát triển”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo, cần tập trung vào phát triển mô hình điều ngay lập tức. “Các tỉnh có điều về làm mô hình kiểu mẫu, đặc biệt là Bình Phước. Bình Phước dồn trọng điểm vào điều, coi điều là số 1 và có mô hình tương xứng”.

Bên cạnh đó, chú trọng vào các yếu tố như việc áp dụng khoa học, kĩ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu sản phẩm… Về quản lý nhà nước, cần rà soát tổng thể các dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, công tác khuyến nông... trong phát triển ngành điều.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Hải - Tổng giám đốc Tập đoàn PAN có ý kiến thảo luận, để tháo gỡ khó khăn, tồn tại của ngành điều, quan trọng nhất là câu chuyện đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm.

Theo đó, Tập đoàn PAN sẽ hỗ trợ trồng và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân để phát triển ngành điều của Việt Nam theo hướng sản xuất hàng hóa gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu. Tập đoàn PAN sẽ thực hiện mô hình thí điểm trên một vùng nguyên liệu với diện tích 10.000 ha ở Bình Phước, liên kết với người nông dân qua hợp tác xã trong quá trình vận hành mô hình. Sau đó nhân rộng mô hình và chuyển giao công nghệ cho các hộ và hợp tác xã trong vùng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Tập đoàn PAN và tỉnh Bình Phước hoàn thiện Đề án mô hình liên kết 4 nhà trong phát triển vùng điều bền vững. Có những phương án tái canh hiệu quả, đảm bảo sinh kế cho người dân khi tái canh. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu về giống, quy trình chăm sóc, đào tạo nguồn nhân lực, sản phẩm chế biến giá trị gia tăng… để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững, gắn với chuỗi giá trị.

Năm 2016 Việt Nam nhập khẩu hơn 1,1 triệu tấn điều thô làm giá thành sản phẩm tăng cao mà chất lượng sản phẩm không ổn định. Trong khi đó, kinh nghiệm thế giới đã cho thấy rằng năng suất điều có thể tăng được 30-40% nếu áp dụng đồng bộ khoa học công nghệ trong canh tác tiên tiến, đây là một trong những giải pháp đột phá để phát triển ngành điều.

Ngoài những yếu kém về mặt công nghệ, ngành điều hiện tại chưa được quan tâm đầu tư một cách có hệ thống mà đang phát triển manh mún, rời rạc, thiếu sự hợp tác liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà - nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học, dẫn đến các hoạt động sản xuất chưa thực sự đạt hiệu quả đúng với tiềm năng phát triển của ngành.

Hội thảo “Phát triển ngành điều bền vững gắn với chuỗi giá trị toàn cầu” được tổ chức nhằm đề xuất giải pháp tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để ngành điều giữ vững vị trí là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đạt mục tiêu xuất khẩu 3 tỷ USD vào năm 2020./.

Theo Đỗ Quyên/Tiền Phong

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top