Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2017 | 11:9

“Tòa án phải đi thuê nhà dân để xét xử là không chấp nhận được”

Theo số liệu từ báo cáo của TANDTC và Viện KSNDTC cho thấy, hiện có 35 trụ ở TA cấp huyện phải đi thuê; 28 Viện KSND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc cũng trong tình trạng tương tự.

Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Danh mục dự án và mức bố trí vốn cụ thể cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, ngày 21/2, bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, thời gian qua, Quốc hội giám sát nhiều về hoạt động tư pháp nhưng chủ yếu thiên về hoạt động, còn việc giám sát đầu tư hạ tầng, trang thiết bị làm việc còn hạn chế, khiến các cơ quan tư pháp “tâm tư”.

toa an phai di thue nha dan de xet xu la khong chap nhan duoc hinh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga

Dẫn các Nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Đảng liên quan đến cải cách tư pháp và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống tư pháp, bà Nga cho biết kết quả thực hiện chưa được nhiều.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp kiến nghị việc xác định đầu tư trụ sở cho 35 tòa án cấp huyện, 33 viện kiểm sát cấp huyện, Viện Kiểm sát cấp cao tại Hà Nội, 35 cơ quan làm việc và 512 kho vật chứng cơ quan thi hành án dân sự đang phải đi thuê là nhiệm vụ cấp bách; ưu tiên vốn đầu tư trung hạn cho các cơ quan này hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Đồng thời có cơ chế tháo gỡ nguồn vốn triển khai chương trình đầu tư nâng cấp cơ sở giam giữ trên cả nước.

“Hàng năm cơ quan tư pháp đóng góp vào ngân sách từ nguồn thu án phí, lệ phí, tịch thu xung công quỹ nhà nước… nên cần có cơ chế ưu tiên phân bổ ngân sách đối với các cơ quan này” – bà Lê Thị Nga nêu ý kiến.

Ngoài nhu cầu đầu tư trụ sở làm việc, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh còn có nhu cầu đầu tư theo yêu cầu của luật mới và bắt buộc các cơ quan phải chấp hành như thiết bị ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015; tòa thì phải công khai bản án trên mạng; tiếp nhận và trả lời đơn qua công nghệ thông tin; triển khai phòng xét xử thân thiện...

toa an phai di thue nha dan de xet xu la khong chap nhan duoc hinh 2
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình

“Đầu tư thiết bị ghi âm, ghi hình để hỏi cung theo đề án của Bộ Công an đã mấy nghìn tỷ rồi. Với 400.000 bản án trong một năm thì máy chủ sẽ đầy sau khoảng 1,5 năm công khai trên mạng. Luật cũng quy định tất cả các địa phương triển khai phòng xét xử thân thiện để xét xử án liên quan vị thành niên và gia đình” – ông Nguyễn Hòa Bình cho biết và nhấn mạnh, nếu không thực hiện là vi phạm luật. Đó là chưa tính đến yêu cầu về nâng cao cải cách tư pháp.

Về nguồn vốn, Chánh án TANDTC cho rằng, cần có cơ chế tổng thể chứ không nên “đi xin” từng việc. Theo đó, ông Bình kiến nghị Quốc hội có thể cho phép dành 1-2 năm khoản thu của các cơ quan tư pháp (mỗi năm khoảng 7.000 tỷ đồng) đầu tư cho cải cách tư pháp.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc vẫn còn 35 trụ sở tòa án phải đi thuê nhà dân để xét xử án là không thể chấp nhận được.

“Mà đầu tư có bao nhiêu đâu, nên chúng ta cần dành cho cải cách tư pháp. Nếu là công trình mới thì cũng ưu tiên cho lĩnh vực tư pháp để hài hòa với lĩnh vực khác” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top