Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2016 | 10:12

“Vẽ” dự án trồng rừng tỷ đô, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Không tham gia vẽ dự án trồng rừng tỷ đô, nhưng Nguyễn Văn Hưng bắt đầu tham gia hành vi lừa đảo bằng khả năng “nổ” về những mối quan hệ khủng.

Ngày 13/10, Tòa án Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa cấp phúc thẩm xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Văn Hưng (SN 1974, quê Thanh Hóa). Hưng bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 12 năm tù giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Hưng là 1 trong 4 bị cáo trong vụ án lừa đảo dự án rừng trồng rừng tỷ đô ở Hà Nội.

ve du an trong rung ty do chiem doat hang ty dong hinh 1
Bị cáo Hưng tại tòa phúc thẩm.

Theo bản án sơ thẩm, cuối năm 2011, Nguyễn Thị Ngọc Thịnh đến ở tại nhà Nguyễn Mậu Tú và Nguyễn Thị Bình thuê tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Trong thời gian này, Thịnh, Tú, Bình bàn bạc và thống nhất thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản bằng việc đưa ra thông tin giả: Hiện nay đang có dự án trồng rừng chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nguồn vốn nước ngoài không hoàn lại tài trợ cho Việt Nam khoảng 7-8 tỷ USD.

Việc giải ngân mỗi ha rừng sẽ được chi từ 25 – 30 triệu đồng. Khi có người tin dự án đó là có thật sẽ yêu cầu nộp tiền để mua đất trồng rừng có sổ đỏ, đến khi dự án này giải ngân được trích thưởng từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha.

Sau khi thu được tiền, 3 đối tượng chiếm đoạt bằng cách chia nhau một phần để sử dụng cá nhân, phần còn lại sẽ dùng mua đất rừng đã được cấp sổ đỏ làm cho người nộp tiền không biết đã bị lừa và không tố cáo trước cơ quan pháp luật.

Sau khi đã thu gom được sổ đỏ và có quyền sử dụng những sổ đỏ này, cả ba sẽ lập dự án xin vốn, xin viện trợ vốn hoặc kêu gọi các nhà tài chính trong và ngoài nước hợp tác hay đầu tư vào dự án để chúng thu lợi nhuận từ nguồn tiền đã lừa đảo chiếm đoạt được.

Để tạo thêm niềm tin, 3 đối tượng còn đưa ra thông tin không đúng, nói là Thịnh có người nhà làm trong ban quản lý dự án có quyền xét duyệt hồ sơ để giải ngân, làm cho những người nộp tiền cho Thịnh, Tú, Bình mua đất rừng tin tưởng sẽ được chúng tác động đến người nhà cho giải ngân của dự án, như vậy sẽ có được lợi nhuận.

Bản án sơ thẩm cũng cho biết, Nguyễn Văn Hưng ban đầu không tham gia bàn bạc với các bị cáo khác về việc đưa ra thông tin về dự án trồng rừng không có thật để chiếm đoạt tiền của bị hại nhưng anh ta đã tiếp nhận ý chí của các bị cáo khác và củng cố niềm tin cho người bị hại để họ nộp tiền.

Cụ thể, Hưng đã “nổ” là thân với tướng tính báo bên quân đội nên có quyền ép công ty Văn Nguyên hợp tác vì vậy cần gấp 2 tỷ đồng để làm việc với các cổ đông của công ty để lấy sổ đỏ ra. Nếu không có thì không còn cơ hội lấy diện tích rừng nữa.

Để tạo lòng tin, Hưng cho bị hại xem hồ sơ của Công ty Vân Nguyên, bản tổng hợp diện tích trồng rừng trong đó có danh sách và diện tích các đơn vị trồng rừng lớn diện đang thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng. Hưng vẽ ra cho các bị hại tương lai sáng lạng là sau này khi dự án giải ngân người có sổ đỏ sẽ được nhận tiền.

Do tin tưởng lời hứa hẹn của Hưng, bị hại đã nộp gần 2,5 tỷ đồng. Riêng Hưng được hưởng lợi 65 triệu đồng.

Bản án sơ thẩm cũng cho biết, từ tháng 9/2011 đến tháng 8/2012, 4 đối tượng đã chiếm đoạt hơn 4,2 tỷ đồng.

Với hành vi này, Hưng nhận án 12 năm tù giam. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 14 đến 16 năm tù giam.

Tại phiên tòa phúc thẩm, xét thấy bị cáo không có tình tiết mới nên tòa bác kháng cáo y án 12 năm tù giam đối với Nguyễn Văn Hưng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản./.

Việt Đức/VOV.VN
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top