Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2016 | 12:50

“Thủ lĩnh nghề biển” - nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Tấn Trịnh từ trần

Ông Nguyễn Tấn Trịnh, một trong những vị bộ trưởng nổi tiếng của ngành Thủy sản, từng được mệnh danh "Thủy lĩnh nghề biển), nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, Đại biểu Quốc hội các khóa VII,VIII, XII, Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương… vừa qua đời.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Tấn Trịnh

Ông Nguyễn Tấn Trịnh sinh ngày 20/12/1936 tại xã Tam Thanh (nay là Tam Phú), thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Ông có cha và em trai là liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông sớm được giác ngộ và hăng hái tham gia phong trào cách mạng. Trưởng thành từ một cán bộ tuyên huấn xã (1952-1954) rồi nhân viên liên lạc huyện ủy. Năm 1956, ông tham gia đoàn quân tập kết ra Bắc, là cán bộ công trình đường sắt Việt Nam.

Năm 1959, ông về Ban Kiến thiết nhà máy Ắc quy, Hải Phòng. Rồi ông được cử đi học một ngành không liên quan gì đến cơ khí - đó là ngành nông nghiệp ở Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ra trường, ông được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy của trường. Đến tháng 09/1965, ông được cử sang Trung Quốc rồi Liên Xô (cũ) làm Nghiên cứu sinh Chuyên ngành Nông nghiệp. Đến năm 1973, ông về nước, làm cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Thủy sản, Phó Chủ nhiệm khoa, rồi Hiệu phó – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy sản.

Năm 1978, với năng lực của mình, từ Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy sản, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Thủy sản. Hai năm sau, ông trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa V và được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Thủy sản. Ông gắn bó với Bộ này cho đến năm 1996.

Từ 1996 đến tháng 12/2006, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam. Đến năm 2013, ông được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu. Nghỉ hưu, ông tiếp tục tham gia vào Ban lãnh đạo Hội Người cao tuổi. Tháng 1/2007 đến năm 2011, ông được bầu là Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Với nhiều công lao và thành tích, ông Nguyễn Tấn Trịnh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:  Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba; Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; Huy chương Vì sự nghiệp Tổ chức xây dựng Đảng, Tổ chức xây dựng Nhà nước, Sự nghiệp Kiểm tra, Bảo vệ Nội bộ, Kinh tế của Đảng, Giai cấp công nhân, Giai cấp nông dân, Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, Phát triển Nghề cá Việt Nam, Bảo vệ an ninh Tổ quốc, Thế hệ trẻ, Giáo dục đào tạo, Giải phóng Phụ nữ… và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Lễ viếng ông Nguyễn Tấn Trịnh ược tổ chức từ 7 giờ 30 phút, ngày 22/12/2016 (thứ Năm), tức ngày 24/11 năm Bính Thân, tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP.Hà Nội.

Lễ truy điệu hồi 9 giờ 45 phút, ngày 22/12/2016. 

Thi hài ông được mai táng ở Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top