Sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước đưa sản xuất kinh doanh vào hoạt động trở lại.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020 số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 tiếp tục có sự khởi sắc với 13,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 16,4%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 10,2% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 5%.
Trong đó, riêng tháng 6/2020 với 13,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 139,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 100 nghìn lao động, tăng 27,9% về số doanh nghiệp, tăng 23,4% về vốn đăng ký và tăng 9,4% về số lao động so với tháng trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,1 tỷ đồng, giảm 3,5% so với tháng trước và giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng, cả nước còn có 4.998 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 133,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Có 3.217 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 3,7% và tăng 36,8%; có 3.843 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,7% và tăng 31,1%; có 1.368 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 42,2% và giảm 6%; có 5.146 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 48,2% và tăng 96%.
Tính theo khu vực kinh tế, 6 tháng đầu năm có 1.095 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; có 17,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 1,8%; có 43,1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 9,9%.
Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động, bên cạnh ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản còn có ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có số doanh nghiệp thành lập mới đạt 1.500 doanh nghiệp, tăng 134,7% so với cùng kỳ năm trước và ngành khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác 5.555 doanh nghiệp, tương đương cùng kỳ năm 2019.
Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 20,9 nghìn doanh nghiệp, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2019; xây dựng 8.164 doanh nghiệp, giảm 6,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo 7.908 doanh nghiệp, giảm 7,4%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác 3.241 doanh nghiệp, giảm 17,3%.
Ngành kinh doanh bất động sản 2.929 doanh nghiệp, giảm 27%; vận tải, kho bãi 2.641 doanh nghiệp, giảm 6,1%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.469 doanh nghiệp, giảm 21,2%; thông tin truyền thông 1.813 doanh nghiệp, giảm 4,4%; giáo dục và đào tạo 1.556 doanh nghiệp, giảm 20,9%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 611 doanh nghiệp, giảm 14,9%; nghệ thuật, vui chơi, giải trí 421 doanh nghiệp, giảm 37,3%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 403 doanh nghiệp, giảm 10,2%; khai khoáng 311 doanh nghiệp, giảm 4,9%.
Về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; 19,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 10,2%; 7,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 5%, trong đó có 6,6 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 6,4%; 108 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 0,9%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có gần 2,7 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 877 doanh nghiệp; xây dựng có 616 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 480 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 444 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 432 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 422 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 313 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 277 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 269 doanh nghiệp. Trong 6 tháng, trên cả nước còn có 22,4 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.