Theo kế hoạch, giai đoạn 2017-2020 phải hoàn thành cổ phần hóa 128 doanh nghiệp, nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành 28% kế hoạch.
Theo Báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, trong 7 tháng đầu năm 2020, đơn vị nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 06 doanh nghiệp, trong đó có 01 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg.
Tính lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là trên 443,5 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là trên 207,1 nghìn tỷ đồng.
Cũng theo cơ quan này, trong 128 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong giai đoạn 2017-2020, mới có 37 doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn 991/TTg-ĐMDN và Quyết định 26/2019/QĐ-TTg tiến hành thực hiện, chỉ đạt 28% kế hoạch. Còn lại 91 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện cổ phần hóa trong 5 tháng còn lại của năm 2020.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý, tiến độ cổ phần hóa hiện nay còn rất chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong năm nay bao gồm TP.HCM phải cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm 40%; Hà Nội với 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14%; Ủy ban quản lý vốn Nhà nước có 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty)...
Việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như: VNPT, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Mobifone, Argibank… hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.
Về tình hình thoái vốn, 7 tháng đầu năm nay, các tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện thoái vốn với giá trị hơn 601 tỷ đồng, và thu về 1.110 tỷ. Tổng số thoái vốn lũy kế từ năm 2016 đến nay là 25.630 tỷ đồng, thu về số tiền trên 172.800 tỷ.
Theo Cục Tài chính Doanh nghiệp, việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cũng rất chậm. Một số đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thoái vốn với giá trị lớn như Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần); Hà Nội (phải thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp)…
Theo Bộ Tài chính, một trong các nguyên nhân dẫn đến tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn bị chậm lại hiện nay là do sự bùng phát của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, trong đó có việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn và thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, đối tượng cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.
Để đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước từ nay đến hết năm 2020, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn 2021 -2025; ngành nghề lĩnh vực thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn...
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khẩn trương xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án thoái vốn để bảo đảm nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp vào NSNN theo yêu cầu của Quốc hội.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…