Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 3 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 6 năm 2024 | 15:44

Báo chí là cầu nối tiêu thụ, nâng cao thương hiệu và giá trị nông sản cho nông dân Thái Nguyên

Những năm qua, việc nâng cao chất lượng đi đôi với nâng cao giá trị nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng được người dân chú trọng. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, báo chí chính là trợ thủ tích cực, là cầu nối hữu hiệu giúp nông dân tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm.

Lan tỏa cách làm hay, mô hình tốt

Vài năm trở lại đây, việc đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng được người dân chú trọng. Để nâng cao giá trị sản phẩm có nhiều hướng đi, cách làm nhưng giải pháp bền vững nhất, được nông dân lựa chọn là nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua phương thức sản xuất sạch, an toàn (sản xuất hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP…).

Trước đây, nhiều hộ ở xã Văn Yên (Đại Từ) sản xuất chè theo phương thức truyền thống, sử dụng phân vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học nên chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường không được người tiêu dùng đón nhận, từ đó dẫn đến giá trị sản phẩm không cao. Nhưng, từ khi có sự tuyên truyền của các cấp, ngành địa phương, nhất là sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí trong việc đưa thông tin, hình ảnh những mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế  cao, đã giúp người dân thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất.

Nhờ chuyển hướng sang sản xuất chè hữu cơ, chất lượng và giá trị các sản phẩm chè của HTX Chè Phúc Nguyên được nâng lên nhiều lần.

Nhiều hộ đã tự nguyện chuyển sang trồng chè sạch, đảm bảo đúng các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, từ quy trình bón phân hữu cơ đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giúp chất lượng chè ngày một được nâng lên.

Chị Đỗ Thị Nguyên, Giám đốc HTX chè Phúc Nguyên (xã Văn Yên, huyện Đại Từ) chia sẻ: “Từ khi thành lập HTX, tôi đã tuyên truyền đến xã viên HTX cũng như bà con sản xuất chè trong vùng cùng nhau sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP rồi đến hữu cơ. Ban đầu do người dân chưa hiểu rõ về những lợi ích của của trồng chè sạch nên vẫn chưa đồng tình vì cho rằng sản xuất như vậy sẽ không đạt năng suất, nhưng khi được tôi tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn trực tiếp cũng như giải thích cho bà con hiểu việc sản xuất sạch không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ của người sản xuất và người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Nhờ đó, người dân dần hiểu ra và áp dụng làm theo.

Nếu như trước đây, khi bà con chủ yếu sản xuất chè theo cách truyền thống, chè chỉ bán được với giá 120.000 – 150.000 đồng/kg thì nay tăng lên 300.000 – 350.000 đồng/kg đối với sản phẩm chè bình dân; còn những loại cao cấp như trà tôm nõn, trà đinh thì có thể lên tới 1 - 1,5 triệu đồng/kg, thậm chí lên tới 3 - 5 triệu đồng/kg.

Gần 2 năm nay, từ khi áp dụng mô hình nuôi gà thịt và gà đẻ trứng bằng trùn quế kết hợp men vi sinh đã giúp những lứa gà của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên (xóm Cà, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình) lớn nhanh, thịt chắc, thơm ngon, chất lượng trứng gà cũng ngon hơn hẳn. Nhờ đó, sản phẩm của gia đình ông khi xuất bán ra thị trường luôn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và giá trị sản phẩm được nâng lên.

Việc sử dụng trùn quế làm thức ăn cho gà của gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên đã giúp chất lượng gà thơm, ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Là một trong những đơn vị HTX có sản phẩm măng lục trúc chua ngọt được chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên năm 2023, anh Lâm Xuân Quang, Giám đốc HTX Nông sản Vạn Lộc (xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ), cho biết: “Năm 2023, sản phẩm măng lục trúc chua ngọt của chúng tôi vinh dự được Hội Nông dân huyện Đồng Hỷ lựa chọn để tham gia Chương trình bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ 6. Tuy nhiên, khác với những năm trước chấm điểm dựa vào hồ sơ của các đơn vị đưa lên, thì năm 2023, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn hình thức chấm điểm sản phẩm thông qua các phóng sự truyền hình.

Sự tuyên truyền tích cực của báo chí đã giúp sản phẩm măng chua ngọt của HTX Nông sản Vạn Lộc đạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2023, định hướng xây dựng thương hiệu OCOP trong thời gian tới.

Chính vì vậy, sản phẩm của chúng tôi có cơ hội quảng bá trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nhờ đó khả năng lan toả sản phẩm và tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Qua chương trình đó, sản phẩm của chúng tôi được nhiều người tiêu dùng biết đến và đặt mua với số lượng lớn. Nhờ đó, giá trị nông sản cũng như thu nhập của HTX được nâng lên rất nhiều”.

Thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp

Bà Vũ Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Những năm qua,  báo chí đã góp phần nâng cao giá trị nông sản tại địa phương. Từ việc giúp người dân thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất nông nghiệp sạch đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, sản xuất công nghệ cao, nông dân ngày càng có ý thức trong xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Khi người nông dân làm ra sản phẩm chất lượng, an toàn, báo chí lại là cầu nối góp phần quảng bá, giới thiệu giúp người dân tiếp cận thị trường để tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Vì thế, giúp nâng cao thương hiệu cũng như giá trị nông sản cho bà con, từ đó khích lệ, động viên người dân tích cực sản xuất, nâng cao thu nhập. 

Trên thực tế, việc xây dựng thương hiệu cho nông sản có vai trò rất lớn trong việc gia tăng giá trị, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng của sản phẩm truyền thống, sản phẩm bản địa, góp phần nâng cao vị thế và giá trị của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong đó, báo chí  đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Qua đó, nhiều vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản đã được phản ánh rộng rãi, đa dạng và phong phú, nhiều tranh chấp về thương hiệu nông sản đã được báo chí đề cập. Thông qua những tác phẩm báo chí, người nông dân, doanh nghiệp đã bảo đảm được lợi ích, có thêm nhiều kinh nghiệm hiểu biết, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu nông sản.

Để công tác tuyên truyền thực sự có hiệu quả trong thời gian tới, mỗi nhà báo cần tiếp tục rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực cập nhật thông tin, chủ động học hỏi, tiếp thu, nhận diện các xu hướng nông nghiệp công nghệ cao, từ đó phổ biến rộng rãi giúp người dân tiếp cận nền nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao, thông minh, hòa mình vào xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

  • Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Sáng nay (27/11), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025.

Top