Chiều 26/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các vị đại biểu Quốc hội của tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV tại huyện Hương Khê.
Tuy nhiên, cử tri huyện Hương Sơn cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn đối với liên kết trong sản xuất nông nghiệp, chế độ chính sách cho giáo viên mầm non, quan tâm tới chính sách thi cử, bảo đảm chất lượng nguồn lao động, đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất, chế biến nông sản ở vùng núi, khắc phục và xử lý các thông tin xấu, độc trên Internet làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước...
Theo cử tri Phan Văn Quý, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, liên kết sản xuất 5 “nhà” gồm: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà băng, nhà khoa họctạo ra phát triển bền vững, an toàn trong nông nghiệp. Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng luật về liên kết sản xuất trong nông nghiệp nhằm xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng “nhà” trong chuỗi liên kết để nhân rộng thực hiện trong toàn quốc.
Đánh giá cao tâm huyết và kiến nghị của cử tri Hương Khê, thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ chuẩn bị tổ chức tổng kết việc triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về phát triển kinh tế tập thể để khẳng định, nhận diện những thành quả của hợp tác xã kiểu mới và bổ sung chính sách để lực lượng kinh tế này đóng góp hiệu quả hơn với nền kinh tế.
“Hợp tác xã kiểu mới không triệt tiêu kinh tế hộ mà dẫn dắt kinh tế hộ phát triển mạnh hơn nữa qua việc liên kết trong sản xuất và phát triển đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp. Ở đâu cấp uỷ, chính quyền quan tâm phát triển thì hợp tác xã và sản xuất nông nghiệp phát triển, kể cả ở vùng đồng bằng hay vùng núi cao”, Phó Thủ tướng cho biết.
Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách tín dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ các chính sách này, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp, nông thôn trong vòng 3 năm qua đã tăng gấp đôi so với số lượng doanh nghiệp hình thành từ trước đó. Khi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ hỗ trợ cho các xã viên, hợp tác xã như mô hình liên kết ở thôn Nam Trà của huyện Hương Khê.
Về bảo đảm đời sống cho giáo viên, nhất là giáo viên vùng cao theo yêu cầu của cử tri Hương Sơn, Phó Thủ tướng cho biết Quốc hội, Chính phủ sẽ triển khai Nghị quyết của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, trong đó ưu tiên bảo đảm tiền lương cho ngành giáo dục và y tế trong thời gian tới.
Về các kiến nghị của cử tri Hương Sơn liên quan tới các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hương Sơn và một số huyện lân cận, Phó Thủ tướng cho biết sẽ chỉ đạo các bộ, ngành tập hợp thông tin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định nguồn trong thời gian tới.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…