Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 2 năm 2023 | 21:31

Độc, lạ mâm cỗ 'gà bay' trong các dịp rằm ở Hà Tĩnh

Đã thành thông lệ, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy một số dòng họ ở xã Thạch Châu, xã Bình Lộc, Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại làm mâm cúng với những thế "gà bay" nhiều tư thế vô cùng độc đáo.

Ông Nguyễn Đình Lịnh - Tộc trưởng họ Nguyễn Đình, thôn Minh Quý - xã Thạch Châu (Lộc Hà) cho biết: “Chồng cỗ cao, cỗ “gà bay” đã trở thành truyền thống của dòng họ chúng tôi mỗi dịp lễ tết, các ngày rằm quan trọng. Năm nay đặc biệt hơn vì nhà thờ họ được khánh thành khang trang, to đẹp, thỏa lòng mong ước của các thế hệ con cháu. Dịp này, có 19 mâm cỗ cao của con cháu nội, ngoại tham gia lễ tế tổ".

Với mâm cỗ cúng thì gà vẫn là hạng mục quan trọng nhất. Để hoàn thành được một con “gà bay” đáp ứng đúng yêu cầu phải mất rất nhiều thời gian và không phải ai cũng làm được.

Theo những người làm cỗ cúng chia sẻ trong các thế gà làm cỗ cúng, khó làm nhất là thế gà bay vì phải trải qua nhiều công đoạn, tỉ mỉ và nhiều thời gian. Để làm gà bay ngoài đầu tư công sức, tiền bạc thì phải là thực sự tâm huyết và có nghề. 

Công đoạn đầu cắt tiết, làm sạch lông và bộ phận ruột; công đoạn thứ hai tạo thế cho gà; cuối cùng luộc gà bằng một chiếc nồi chuyên dụng.

Những mâm cỗ với thế "gà bay” được bày biện hết sức cầu kỳ, đẹp mắt dâng cúng tổ tiên vào dịp Rằm tháng Giêng đã trở thành thông lệ đối với nhiều gia đình, dòng họ tại xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà.

Có thâm niên 20 năm làm gà cúng trong họ, ông Nguyễn Đình Chương (SN 1968), thôn Minh Quý - xã Thạch Châu (Lộc Hà) cho biết: “Gà phục vụ làm cỗ “gà bay” phải được tuyển lựa kỹ càng. Người chọn gà phải thật sự thông thạo để dự tính được gà sau khi tạo thế có đẹp hay không. Khâu cắt tiết, vặt lông phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến da gà. Gà luộc xong phải giữ được màu sắc sáng đẹp, mào đứng, thân thẳng mới đạt yêu cầu".

Cỗ “gà bay” được tạo hình, trang trí theo nhiều kiểu khác nhau như gà cưỡi hạc, cưỡi rùa...

Nếu làm gà, tạo thế gà đòi hỏi công phu và kỹ thuật cao thì trang trí, bày biện mâm cỗ cũng khó không kém. Những người khéo tay, cẩn thận nhất sẽ được chọn để bày mâm cỗ, xếp tầng vật phẩm, trang trí ở từ đường.

Những mâm cỗ độc đáo, ngoài thể hiện sự tài hoa, tâm huyết của người làm và lòng thành kính tổ tiên, tục bày mâm cúng, chồng cỗ tầng cao là một nét văn hóa riêng, là dịp để con cháu tề tựu, gặp mặt đông đủ sau một năm đi làm ăn xa.

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top