Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, sau hơn 20 năm gây dựng cơ nghiệp, ông Phạm Văn Thùy (làng Xom Pốt, xã Ia Pia, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã trở thành gương sáng trong vượt khó làm giàu tại địa phương với mức thu nhập trung bình 350 triệu đồng/năm.
Hành trình lập nghiệp
Năm 1997, ông Thùy quyết định rời quê hương Thái Bình vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê kiếm sống. Năm 1999, sau khi có một ít vốn, ông cùng với một người bạn lên xã Ia Le (huyện Chư Pưh) mua đất trồng hồ tiêu.
Ông Phạm Văn Thùy (trái) cùng khách tham quan vườn vải thiều của gia đình.
“Được bạn bè mách nước, cộng với nhiều lần tìm hiểu thấy mô hình trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên thời điểm đó cho hiệu quả, tôi quyết định lên đây lập nghiệp. Gom hết số tiền tích cóp được, tôi mua 6 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) đất để trồng 1.000 trụ hồ tiêu. Hàng ngày, tôi đi làm thêm để có tiền mua phân bón, đồng thời, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu. Nhờ đó, vườn cây phát triển tốt”, ông Thùy nhớ lại.
Năm 2008, ông Thùy mua thêm 2ha đất tại xã Ia Pia để mở rộng diện tích trồng hồ tiêu. Đến năm 2011, toàn bộ diện tích hồ tiêu đều cho thu hoạch nên gia đình ông có của ăn của để. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2016, hồ tiêu bán được giá nên thu nhập hàng năm của gia đình có thời điểm đạt 2,6 tỷ đồng.
“Cuối năm 2013, tôi quyết định bán vườn hồ tiêu ở xã Ia Le để đầu tư chăm sóc tốt hơn cho vườn hồ tiêu tại Ia Pia. Năm 2017, khi vườn hồ tiêu của nhiều hộ dân trên địa bàn bị bệnh chết nhanh chết chậm, diện tích hồ tiêu của gia đình tôi cũng bị chết. Nhưng do đã cho thu hoạch nhiều năm và chuẩn bị tái canh nên bị thiệt hại ít”, ông Thùy chia sẻ.
Ông Rơ Lan Phối, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pia, nhận xét: Ông Thùy là tấm gương sáng trong vượt khó làm giàu tại địa phương. Không những vậy, ông còn tích cực hỗ trợ giúp đỡ hội viên nông dân để cùng nhau phát triển. Hội Nông dân xã cũng thường tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Thùy. Chúng tôi đã đề nghị Hội Nông dân tỉnh công nhận gia đình ông Thùy là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2022.
“Đổi đời” nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả
Theo ông Thùy, nhờ có thu nhập cao từ vườn hồ tiêu, gia đình ông mua được ô tô, xây nhà và mua thêm 1ha đất mặt tiền Tỉnh lộ 665, nâng diện tích đất sản xuất của gia đình lên 3ha. Rút kinh nghiệm qua đợt dịch bệnh trên cây hồ tiêu, ông quyết định chuyển đổi 2ha đất sang trồng 200 cây vải thiều và 120 cây sầu riêng; 1ha còn lại cho một hộ dân trong làng mượn để trồng mì (sắn).
“Sở dĩ tôi chọn trồng vải thiều vì sau khi tham quan mô hình của một người bạn ở Đắk Lắk, thấy loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng ở Gia Lai. Bên cạnh đó, trồng vải thiều đầu tư ít, chăm sóc cũng đơn giản và càng lâu năm thì tán vải càng rộng, cho năng suất ngày càng cao. Đến nay, vườn vải thiều đã cho thu hoạch được 2 năm, mỗi năm thu hoạch trên 10 tấn, bán với giá 40.000 đồng/kg, gia đình thu trên 400 triệu đồng. Riêng vườn sầu riêng, tôi chọn giống Musang King D197 của Malaysia cho cơm dẻo, thơm và giá bán ra thị trường cao gấp nhiều lần so với các giống sầu riêng khác. Mới đây, 15 cây sầu riêng đã cho thu hoạch 80 triệu đồng. Cộng với tiền thu từ vải thiều, năm nay, gia đình thu gần 500 triệu đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 350 triệu đồng”, ông Thùy cho hay.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Xom Pốt, cho biết: Không chỉ là tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình, ông Thùy còn hỗ trợ các hội viên nông dân về vốn vay, chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc vườn cây để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời, ông Thùy cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con dân làng lúc khó khăn, hoạn nạn.
Hành trình lập nghiệp
Năm 1997, ông Thùy quyết định rời quê hương Thái Bình vào TP. Hồ Chí Minh làm thuê kiếm sống. Năm 1999, sau khi có một ít vốn, ông cùng với một người bạn lên xã Ia Le (huyện Chư Pưh) mua đất trồng hồ tiêu.
“Được bạn bè mách nước, cộng với nhiều lần tìm hiểu thấy mô hình trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên thời điểm đó cho hiệu quả, tôi quyết định lên đây lập nghiệp. Gom hết số tiền tích cóp được, tôi mua 6 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) đất để trồng 1.000 trụ hồ tiêu. Hàng ngày, tôi đi làm thêm để có tiền mua phân bón, đồng thời, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu. Nhờ đó, vườn cây phát triển tốt”, ông Thùy nhớ lại.
Năm 2008, ông Thùy mua thêm 2ha đất tại xã Ia Pia để mở rộng diện tích trồng hồ tiêu. Đến năm 2011, toàn bộ diện tích hồ tiêu đều cho thu hoạch nên gia đình ông có của ăn của để. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2016, hồ tiêu bán được giá nên thu nhập hàng năm của gia đình có thời điểm đạt 2,6 tỷ đồng.
“Cuối năm 2013, tôi quyết định bán vườn hồ tiêu ở xã Ia Le để đầu tư chăm sóc tốt hơn cho vườn hồ tiêu tại Ia Pia. Năm 2017, khi vườn hồ tiêu của nhiều hộ dân trên địa bàn bị bệnh chết nhanh chết chậm, diện tích hồ tiêu của gia đình tôi cũng bị chết. Nhưng do đã cho thu hoạch nhiều năm và chuẩn bị tái canh nên bị thiệt hại ít”, ông Thùy chia sẻ.
Ông Rơ Lan Phối, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pia, nhận xét: Ông Thùy là tấm gương sáng trong vượt khó làm giàu tại địa phương. Không những vậy, ông còn tích cực hỗ trợ giúp đỡ hội viên nông dân để cùng nhau phát triển. Hội Nông dân xã cũng thường tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Thùy. Chúng tôi đã đề nghị Hội Nông dân tỉnh công nhận gia đình ông Thùy là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2022.
“Đổi đời” nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả
Theo ông Thùy, nhờ có thu nhập cao từ vườn hồ tiêu, gia đình ông mua được ô tô, xây nhà và mua thêm 1ha đất mặt tiền Tỉnh lộ 665, nâng diện tích đất sản xuất của gia đình lên 3ha. Rút kinh nghiệm qua đợt dịch bệnh trên cây hồ tiêu, ông quyết định chuyển đổi 2ha đất sang trồng 200 cây vải thiều và 120 cây sầu riêng; 1ha còn lại cho một hộ dân trong làng mượn để trồng mì (sắn).
“Sở dĩ tôi chọn trồng vải thiều vì sau khi tham quan mô hình của một người bạn ở Đắk Lắk, thấy loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng ở Gia Lai. Bên cạnh đó, trồng vải thiều đầu tư ít, chăm sóc cũng đơn giản và càng lâu năm thì tán vải càng rộng, cho năng suất ngày càng cao. Đến nay, vườn vải thiều đã cho thu hoạch được 2 năm, mỗi năm thu hoạch trên 10 tấn, bán với giá 40.000 đồng/kg, gia đình thu trên 400 triệu đồng. Riêng vườn sầu riêng, tôi chọn giống Musang King D197 của Malaysia cho cơm dẻo, thơm và giá bán ra thị trường cao gấp nhiều lần so với các giống sầu riêng khác. Mới đây, 15 cây sầu riêng đã cho thu hoạch 80 triệu đồng. Cộng với tiền thu từ vải thiều, năm nay, gia đình thu gần 500 triệu đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 350 triệu đồng”, ông Thùy cho hay.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân làng Xom Pốt, cho biết: Không chỉ là tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình, ông Thùy còn hỗ trợ các hội viên nông dân về vốn vay, chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc vườn cây để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Đồng thời, ông Thùy cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con dân làng lúc khó khăn, hoạn nạn.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.