Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 12 năm 2022 | 11:25

GDP năm 2022 tăng 8,02%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), GDP quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04% điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên chi cho phòng, chống dịch bệnh giảm so với năm 2021.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Nông nghiệp tăng trưởng ổn định

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 duy trì tăng trưởng ổn định, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát; hoạt động khai thác gỗ triển khai tích cực. Nuôi trồng thủy sản phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi tăng; tuy nhiên khai thác thủy sản biển gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu ở mức cao.

Diện tích lúa năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất lúa ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm diện tích đất trồng lúa và giảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất.

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha do giá phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao người dân hạn chế đầu tư chăm sóc; sản lượng ước đạt gần 20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm 38,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2021; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm 70,6 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng ước đạt 3,6 triệu tấn, giảm 390,1 nghìn tấn.

Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn.

Sản lượng ngô năm 2022 đạt 4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm 2021, lạc đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8%; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9%; khoai lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3%; sản lượng rau, đậu đạt 18,68 triệu tấn, tăng 2,9%.

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm đạt 2.194,3 nghìn ha, giảm 0,4% so với năm 2021, trong đó: Cao su đạt 929,5 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.291,5 nghìn tấn, tăng 1,5%; cà phê diện tích đạt 709,6 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt 1.896,8 nghìn tấn, tăng 2,8%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng 0,9%, sản lượng chè búp đạt 1.109,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; điều diện tích đạt 311,6 nghìn ha, giảm 0,9%, sản lượng đạt 335,5 nghìn tấn, giảm 16%; hồ tiêu diện tích đạt 119,9 nghìn ha, giảm 4,4%, sản lượng đạt 269,9 nghìn tấn, giảm 2,1%.

Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả như sau: Chuối đạt 2.498,7 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm trước; cam đạt 1.713 nghìn tấn, tăng 8,2%; bưởi đạt 1.119,3 nghìn tấn, tăng 8,2%; sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 25%; dứa đạt 753,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; nhãn đạt 623,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; thanh long đạt 1.207 nghìn tấn, giảm 13,5%; xoài đạt 968,7 nghìn tấn, giảm 3,1%.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành vẫn cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán trâu, bò trái phép, không rõ nguồn gốc.

Năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 300,1 nghìn ha, tăng 3,4% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 107,4 nghìn ha, tăng 0,9%); số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 101,2 triệu cây, tăng 5,3% (quý IV/2022 đạt 30,7 triệu cây, tăng 5,1%); sản lượng gỗ khai thác đạt 19,7 triệu m3, tăng 7,2% (quý IV/2022 đạt 5.955,8 nghìn m3, tăng 8,9%); sản lượng củi khai thác đạt 18,6 triệu ste, tăng 0,1% (quý IV/2022 đạt 4,7 triệu ste, giảm 0,9%).

Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2022 của cả nước là 1.121,9 ha, giảm 56,9% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 41,4 ha, giảm 97,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 1.080,5 ha, giảm 0,8%.

Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 2.426,5 nghìn tấn, tăng 2,8%), bao gồm: Cá đạt 6.483,9 nghìn tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 1.233,5 nghìn tấn, tăng 7,2%; thủy sản khác đạt 1.308,9 nghìn tấn, tăng 1,3%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 1.555,3 nghìn tấn, tăng 4,5%), bao gồm: Cá đạt 3.494,3 nghìn tấn, tăng 5,8%; tôm đạt 1.080,6 nghìn tấn, tăng 8,5%; thủy sản khác đạt 588,8 nghìn tấn, tăng 5,3%.

Sản lượng thủy sản khai thác năm 2022 ước đạt 3.862,6 nghìn tấn, giảm 1,8% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 871,2 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước), bao gồm: Cá đạt 2.989,6 nghìn tấn, giảm 1,9%; tôm đạt 152,9 nghìn tấn, giảm 0,8%, thủy sản khác đạt 720,1 nghìn tấn, giảm 1,7%. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.664,5 nghìn tấn, giảm 2% so với năm trước, bao gồm: Cá ước đạt 2.859,3 nghìn tấn, giảm 2,1%, tôm ước đạt 139,2 nghìn tấn, giảm 1%.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

Top