Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 8 tháng 5 năm 2023 | 11:26

Gia Lai vươn mình đổi thay

Gia Lai - vùng đất giàu truyền thống cách mạng của Tây Nguyên, là nơi định cư của nhiều đồng bào dân tộc anh em tạo nên những nét đặc trưng văn hóa. Trong kháng chiến chống Mỹ - Ngụy, quân và dân Gia Lai đã đồng lòng tạo nên những chiến công hiển hách.

Phát huy tinh thần tự cường, sau khi được giải phóng, Gia Lai đã có nhiểu đổi thay với những kết quả đạt được đáng tự hào trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Vượt qua khó khăn những ngày đầu

48 năm đã trôi qua, thời gian đủ để những thế hệ người con Gia Lai cảm nhận được sự đổi thay. Dù đối diện với muôn vàn khó khăn nhưng Gia Lai đã vươn lên, thể hiện khao khát xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Thành quả đạt được đã thể hiện tính đúng đắn cũng như nỗ lực của chính quyền và Nhân dân cùng nhìn về một hướng trong việc đưa tỉnh thoát khỏi khó khăn, vươn lên trở thành địa phương phát triển nhanh.

Ngày 17/3/1975 mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến của Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc và các lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai. Trong Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quân và dân các dân tộc Gia Lai phối hợp cùng quân chủ lực Tây Nguyên đã liên tục tiến công và nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, giành toàn bộ chính quyền về tay Nhân dân.

Một góc thành phố Pleiku (Gia Lai).

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cùng với cả nước, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập. Qua các kỳ đại hội, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, lãnh đạo Nhân dân nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh, phát triển sản xuất, từng bước ổn định, nâng cao đời sống.

Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh luôn chung sức, đồng lòng, phấn đấu vượt qua gian khổ hy sinh, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định đời sống người dân, trấn áp kịp thời bọn phản động FULRO và các tổ chức, đảng phái phản động khác, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tiếp theo.

Thực hiện đường lối Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (năm 1986), nhất là sau hơn 30 năm tái lập tỉnh (năm 1991), Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Gia Lai luôn phát huy sức mạnh đoàn kết, vừa làm, vừa học, vận dụng sáng tạo đường lối, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh, tích cực hợp tác và kêu gọi đầu tư phát triển, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu to lớn.

Gia Lai đang trên đà phát triển bền vững, trở thành vùng đất sôi động, giàu tiềm năng, là nơi giao lưu, gặp gỡ của văn hóa và phát triển kinh tế của khu vực Tây Nguyên và tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.

Để đạt được những thành tựu, trước hết là nhờ đường lối cách mạng đúng đắn, nhất là chủ trương đổi mới và chiến lược hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã được Đảng bộ tỉnh tiếp thu, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Các thế hệ cán bộ trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ đã cùng nhau đoàn kết, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ quyền lợi của Nhân dân, phấn đấu bền bỉ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, vì sự phát triển và hội nhập toàn diện của tỉnh trong thời kỳ mới.

Sự đoàn kết của các dân tộc anh em là tiền đề giúp tỉnh Gia Lai phát triển ổn định.

Khát vọng đưa Gia Lai phát triển mạnh về mọi mặt

Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, triển khai các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kinh tế của Gia Lai đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 7,83% (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,3%; giai đoạn 2010-2015 đạt 7,05%).

Năm 2022, tốc độ tăng GRDP đạt 9,27%. Quy mô kinh tế, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên (năm 2011 đạt 19,5 triệu đồng/người, năm 2015 đạt 35 triệu đồng/người, năm 2020 đạt 52,54 triệu đồng/người, năm 2022 đạt 60,45 triệu đồng/người).

Thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, nhưng đến năm 2022 đã đạt 5.474 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2005 đạt gần 13 ngàn tỷ đồng; giai đoạn 2006-2010 đạt trên 31,5 ngàn tỷ đồng; từ 2015 đến 2020 đạt 114.403 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 13,95%; riêng năm 2022 ước đạt 40.000 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu hút đầu tư có bước khởi sắc, các dự án đầu tư không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu quan trọng (toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện, 91 xã, 118 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 104 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số); bình quân đạt 16,06 tiêu chí/xã.

Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, y tế, truyền thông… có những chuyển biến tích cực; các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm mạnh (năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,96%). Quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc, chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

Anh Nguyễn Thế Hữu (huyện Chư Sê) chia sẻ: “Tôi thấy vui và tự hào về những thay đổi và phát triển của tỉnh nhà. Đảng, chính quyền và nhân dân Gia Lai đã đoàn kết đưa tỉnh phát triển từng ngày. Chứng kiến sự thay đổi tích cực hàng ngày trong cuộc sống, người dân luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết đưa Gia Lai phát triển hơn nữa. Tôi có niềm tin về tương lai của tỉnh Gia Lai sẽ có thêm nhiều bứt phá, sẽ phát triển toàn diện. Đó cũng là động lực để người dân chung tay cùng với tỉnh vươn đến những mục tiêu mà Tỉnh ủy và UBND đã đề ra”.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra, quyết tâm xây dựng Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc, phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên, đòi hỏi các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân trên tinh thần “Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Sáng tạo-Phát triển”, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), nhất là 4 chương trình trọng tâm: Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực; đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó, tạo cơ sở cho việc tăng tốc, phát triển toàn diện trong những năm đến, cùng nhau góp sức xây dựng quê hương Gia Lai ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

Khắc Niên
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top