Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã vào các cảng ở Hà Tĩnh tránh trú, đảm bảo an toàn. Một số hồ chứa trên địa bàn đã và đang xả tràn điều tiết nước ứng phó trước dự báo có mưa lớn.
Trước dự báo thời tiết diễn biến phức tạp, BQL các cảng cá Hà Tĩnh đã thông tin, nhắc nhở ngư dân đảm bảo an toàn trong quá trình đánh bắt trên biển, hạn chế ra khơi. Đến chiều (24/9), dù chưa có lệnh cấm biển nhưng trước dự báo có mưa lớn và xuất hiện bão đang di chuyển vào Biển Đông, đã có 383 tàu thuyền của ngư dân vào các cảng trên địa bàn tỉnh tránh trú, trong đó có 345 tàu nội tỉnh và 38 tàu ngoại tỉnh.
Cụ thể, tại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cảng Cửa Sót (Lộc Hà) có 185 tàu thuyền nội tỉnh, 38 tàu thuyền ngoại tỉnh; cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội – Xuân Phổ (Nghi Xuân) có 57 tàu thuyền và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) có 103 tàu thuyền.
Tàu thuyền tránh trú ở khu neo đậu tránh trú bão cảng Cửa Sót (Lộc Hà).
“BQL các cảng cá Hà Tĩnh tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, chỉ đạo của ban, ngành cấp tỉnh để kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm thông tin tới bà con ngư dân nắm bắt, chủ động trong quá trình đánh bắt trên biển”, ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh thông tin.
Liên quan tới công tác ứng phó với dự báo có mưa lớn, hồ chứa nước Sông Rác do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý đã xả tràn điều tiết nước với lưu lượng 20 – 100 m3/s từ 14h ngày 22/9.
Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh Trần Mạnh Cường, ngoài hồ Sông Rác thì vào chiều (24/9), đơn vị đã tiến hành xả tràn điều tiết nước tại hồ Thượng Sông Trí và hồ Tàu Voi. Lưu lượng xả qua tràn tại hồ Tàu Voi dự kiến 3 – 10 m3/s, hồ Thượng Sông Trí là 20 – 70 m3/s.
Trước thời điểm xả tràn, Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh đã có thông báo gửi tới các địa phương vùng hạ du gồm: huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh để kịp thời thông tin tới người dân có biện pháp đảm bảo an toàn; đồng thời yêu cầu các phòng ban, đơn vị trực thuộc theo dõi, bám nắm tình hình thời tiết, kiểm tra hệ thống vận hành tiêu thoát lũ, tràn xã lũ, cống xả đáy và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai ngay kế hoạch ứng phó trước tình hình mưa lớn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, người dân vùng hạ du khi có mưa lớn xảy ra.
Kiểm tra, theo dõi sát sao các công trình 24/24h, nhất là với các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn ở huyện Hương Khê như: hồ Cha Chạm, Đập Trạng, Mục Bài, đập Làng, Ma Leng, Nước Đỏ, Nước Vàng… để có phương án ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Bão Noru đang tiến vào đất liền và dự báo tiếp tục gây mưa to tại Hà Tĩnh trong những ngày tới. Để chủ động ứng phó an toàn với mưa bão, người nuôi trồng thủy sản đang khẩn trương triển khai các phương án gia cố hồ nuôi, lồng bè.
Người nuôi trồng thủy sản ở Thạch Sơn (Thạch Hà) đã khẩn trương triển khai các phương án gia cố hồ nuôi, lồng bè
Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, trước diễn biến mới của thời tiết, ngành đã gửi công văn về các địa phương, yêu cầu triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp nhằm bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo ghi nhận từ các địa phương, hiện nay, các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm trên toàn tỉnh như: Cẩm Dương, Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên); Xuân Phổ, Xuân Hải, Cương Gián (Nghi Xuân); Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Hà (Kỳ Anh)... đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho lồng bè, hồ nuôi.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra công điện khẩn tập trung ứng phó bão Noru. Công điện nhấn mạnh, nếu địa phương, đơn vị nào không tổ chức kiểm tra và triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai để xảy ra sự cố do thiếu trách nhiệm thì chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng đơn vị quản lý phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.