Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ đông năm 2024.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh , sản xuất vụ đông 2023 đạt và vượt so với kế hoạch đề ra về năng suất, sản lượng. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng (ngắn ngày) đạt 12.487 ha/11.890 ha (đạt 105% kế hoạch).
Hà Tĩnh đã triển khai nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả khá tốt
Diện tích trồng mới cam, bưởi trong vụ đông 2023 đạt 60 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi đến nay đạt 13.034 ha.
Cùng đó, vụ đông 2023, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả khá tốt như: mô hình rau củ quả đạt tiêu chuẩn hữu cơ quy mô 0,45 ha của HTX Thanh Niên Thành Sen tại TP Hà Tĩnh; mô hình sản xuất bưởi theo quy trình hữu cơ quy mô 4 ha ở Hương Trạch (Hương Khê). Đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 17 cơ sở sản xuất trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ với diện tích 93,52 ha.
Vụ đông 2024, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng các loại cây ngắn ngày đạt 12.603 ha, cây lâu năm 390 ha. Trong đó: ngô lấy hạt 4.851 ha, năng suất 42,88 tạ/ha; ngô sinh khối 1.443 ha, năng suất 32,2 tấn/ha; rau các loại 4.907 ha, năng suất 68,5 tạ/ha; cây khoai lang 1.402 ha, năng suất 66,08 tạ/ha; cam, bưởi trồng mới khoảng 60 ha; cây dứa từ nay đến hết năm 2024 trồng 330 ha.
Triển khai đề án sản xuất vụ đông, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Quang Thọ nhấn mạnh, các địa phương cần tập trung các nhiệm vụ như: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung đề án sản xuất vụ đông năm 2024, các chính sách phát triển sản xuất; huy động tối đa nguồn lực sản xuất, phấn đấu phủ kín diện tích đất màu, đất vườn; tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển giao kịp thời các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình hiệu quả…
Việc triển khai kế hoạch sản xuất phải đảm bảo đúng thời vụ, để không ảnh hưởng đến sản xuất vụ xuân 2025. Tiếp tục nhân rộng các mô hình cây trồng trong nhà màng, nhà lưới để nâng cao năng suất, chất lượng; duy trì, chấp hành đúng quy trình các mô hình sản xuất hữu cơ đối với cam, bưởi, rau củ quả để tiếp tục theo dõi, đánh giá kết quả. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để có sự hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…