Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 23 tháng 4 năm 2023 | 15:32

Hậu Giang có 9 sản phẩm OCOP được chế biến từ khóm Cầu Đúc

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Hậu Giang đã và đang tích cực quan tâm chăm bồi, hỗ trợ cho nhiều chủ thể là hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm để được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh.

Nhờ vậy đến nay, Hậu Giang có 175 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh. Đặc biệt trong tổng số sản phẩm OCOP cấp tỉnh thì hiện có 9 sản phẩm được chế biến từ khóm Cầu Đúc và đây là mặt hàng nông sản mang thương hiệu nổi tiếng của tỉnh trong nhiều năm qua.

Ngoài tạo ra nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì cây khóm Cầu Đúc còn đang mang lại nhiều niềm vui cho người dân khi giá bán ổn định ở mức cao.

Cụ thể, 9 sản phẩm được chế biến từ khóm Cầu Đúc gồm: rượu khóm, 2 sản phẩm nước màu khóm, 2 sản phẩm mứt khóm, dưa chua củ hủ khóm, siro khóm, siro khóm củ dền và siro khóm củ rừng. Hiện diện tích khóm Cầu Đúc của tỉnh Hậu Giang được trồng tập trung nhiều tại thành phố Vị Thanh, với diện tích gần 2.500ha, năng suất bình quân 16,78 tấn/ha, ước tổng sản lượng khoảng 40.100 tấn/năm. Trong vài năm gần đây, nhờ giá khóm ổn định ở mức từ 7.000-10.000 đồng/trái loại I nên tạo nguồn thu nhập hấp dẫn cho bà con, qua đây giúp nhiều xã trong vùng khóm Cầu Đúc của tỉnh đạt tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo trong xây dựng NTM và NTM nâng cao. Mặt khác, ngoài cung ứng trái và nhiều sản phẩm được chế biến từ khóm Cầu Đúc cho thị trường thì thành phố Vị Thanh còn xây dựng điểm du lịch cộng đồng vùng khóm, đồng thời có không ít bà con thực hiện mô hình du lịch homesay tại chính vườn khóm của gia đình mình nhằm tăng thêm nguồn thu nhập và quảng bá hình ảnh thương hiệu khóm Cầu Đúc cho tỉnh.

 

Hữu Phước/Báo Hậu Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top