Theo thống kê sơ bộ của UBND tỉnh Hưng Yên, do ảnh hưởng trực tiếp của cơ bão số 3, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, ước khoảng 40 tỷ đồng. Hiện nay, chính quyền các cấp và các ngành chức năng đang chỉ đạo khẩn trương khắc phục, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngành nông nghiệp.
Nông dân Hưng Yên thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Theo thống kê sơ bộ của UBND tỉnh Hưng Yên, do ảnh hưởng trực tiếp của cơ bão số 3 đã gây thiệt hại nhiều diện tích nông nghiệp, ước tính là 40 tỷ đồng. Cụ thể, bão số 3 đã gây thiệt hại trên 14.000 ha hoa màu; trong đó, diện tích lúa là trên 12.000 ha; cây ăn quả trên 1.800 ha; cây rau màu gần 500 ha, còn lại là các cây trồng khác.
Nhiều diện tích chuối xanh ở Tân Hưng (TP Hưng Yên) bị đổ - Ảnh Đinh Văn Thiều, TTXVN
Theo ông Trần Văn Mý, Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả Quyết Thắng, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên cho biết, chưa bao giờ chứng kiến trận bão đổ vào Hưng Yên lại lớn như vậy. Hầu như toàn bộ gần 20ha chuối của hợp tác xã tan hoang chỉ trong một đêm. Không có chuối, gần 20% diện tích nhãn của hợp tác xã (30ha) cũng bị bật gốc hầu như không thể khắc phục được. Chắc chắn, năm nay hợp tác xã "trắng tay" vụ chuối, còn sản lượng nhãn năm 2025 sẽ giảm đáng kể.
Gia đình ông cũng bị thiệt hại không nhỏ khi gần hai mẫu chuối của gia đình đã được thương lái đặt mua với giá 150 triệu đồng và họ đã đặt cọc 50 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn có khoảng 40 cây nhãn hương chi bị bật gốc, giờ trồng lại cũng rất mất nhiều công. Ước tính thiệt hại của gia đình là hơn 200 triệu đồng. Ông Mý cho biết thêm.
Ông Trần Văn Quân, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trồng trên 2 mẫu, dự tính sẽ cho thu hoạch khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên sau cơn bão số 3 vừa qua, gia đình phải huy động thêm người để chặt những buồng chuối còn sót lại sau bão với hi vọng bán được đồng nào hay đồng đấy.
Xã Xuân Quan (Văn Giang) là vùng đất trồng hoa và cây cảnh phục vụ cho nhu cầu chơi Tết của nhân dân khắp các tỉnh, thành trên cả nước cũng bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra.
Chị Phượng (chủ nhà vườn tại xã Xuân Quan, Văn Giang) cho biết, gia đình bắt đầu ươm khoảng hơn 3ha hoa giống để bán vào dịp Tết Ất Tỵ, nhưng bão Yagi quét qua, vườn hoa giống này đổ nát, dập hỏng, nhà lưới của gia đình bị đổ sập. Thiệt hại ước tính khoảng 40 - 50 triệu đồng.
Nhiều hộ gia đình trồng hoa và cây cảnh ở đây cũng cùng chung cảnh ngộ như gia đình nhà chị Phượng, tính sơ bộ thiệt hại do bão số 3 gây ra lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài thiệt hại về hoa, cây giống, người dân ở đây còn bị thiệt hại cả nhà vườn do bị bão làm đổ sập.
Xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Hưng Yên được xem vựa chuối, là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã. Anh Nguyễn Văn Bình (thôn Đức Hoà, xã Đức Hợp) chia sẻ, gia đình anh trồng hơn 2ha chuối, sau cơn bão, gần như toàn bộ diện tích trồng chuối bị xoá sổ hoàn toàn. Theo anh Bình, mỗi ha chuối bị gãy đổ, gây thiệt hại từ 70-80 triệu đồng cho người nông dân.
Không những nguồn thu từ cây chuối, vườn hoa mất trắng, người dân còn phải bỏ công chặt bỏ dọn vườn và bỏ vốn trồng lại từ đầu toàn bộ diện tích, thấp thỏm chờ vụ Tết.
Sớm khắc phục thiệt hại do bão gây ra
Ngay sau khi cơn bão số 3 đi sâu vào đất liền và trở thành áp thấp nhiệt đới, đoàn công tác của tỉnh Hưng Yên đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên đi kiểm tra sau bão.
Qua kiểm tra, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung huy động phương tiện, nhân lực cho công tác tiêu úng bảo vệ diện tích lúa, hoa màu. Đối với diện tích lúa bị đổ, ngả cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khẩn trương buộc, dựng. Đồng thời tiến hành thống kê cụ thể, sát thực những thiệt hại do bão gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh: Việc khắc phục hậu quả do bão số 3 cần khẩn trương, kịp thời nhưng quá trình triển khai thực hiện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Ngành Điện lực huy động tối đa nhân lực, phương tiện, thiết bị, vật tư để nhanh chóng khôi phục cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất, phục vụ đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh sau bão…
Ngày 8/9, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Công văn số 2608/UBND-KT1 về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3. UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; các cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh; tập trung chỉ đạo các lực lượng tham gia khắc phục ngay các sự cố do mưa bão, ưu tiên các tuyến đường giao thông, bệnh viện, trung tâm y tế, các trường học, trụ sở các cơ quan, các nơi tránh trú của nhân dân, các doanh nghiệp cơ bản ổn định như ban đầu, tập trung tiêu diện tích lúa, rau màu bị ngập úng, gãy đổ; khẩn trương thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
Tỉnh cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên phục vụ tiêu thoát nước, phòng chống úng, ngập; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều, nhất là các trọng điểm xung yếu.
Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phòng, chống mưa úng và sự cố công trình. Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên vận hành tối đa công suất các trạm bơm phục vụ tiêu thoát nước bảo vệ tài sản, cây cối, hoa màu, nhất là diện tích rau màu, hoa, cây cảnh, diện tích lúa đang thời kỳ trỗ bông.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.