Triển khai kế hoạch cho vụ sản xuất Đông Xuân năm 2022 - 2023, huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp cung ứng đầy đủ, kịp thời giống lúa, ngô, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để đáp ứng nhu cầu sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023.
Theo đó, đối với sản xuất lúa và cây màu vụ Xuân năm 2023 trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, tiếp tục rà soát những diện tích đất lúa không chủ động nước, đất cấy lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây màu có giá trị kinh tế cao như: cây rau họ bầu bí, cây ngô sinh khối, ngô ngọt, ngô nếp... Đẩy nhanh tiến độ làm đất trên diện tích không gieo trồng cây vụ Đông và diện tích đã thu hoạch, phơi đất nhằm cải tạo chế độ khí và tiêu diệt nguồn sâu bệnh hại trong đất để tăng hiệu quả sản xuất lúa vụ Xuân.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT và huyện Cao Phong kiểm tra, chỉ đạo sản xuất vụ Đông – Xuân 2022 – 2023 (ảnh Lê Thùy).
Tuân thủ nghiêm cơ cấu các trà lúa, cơ cấu giống lúa, bộ giống lúa chủ lực đã được xây dựng cho các xóm. Tăng cường tập huấn và thông tin tuyên truyền kỹ thuật ngâm ủ, xử lý hạt giống, kỹ thuật làm mạ nền cứng, kỹ thuật gieo mạ, để đảm bảo đủ mạ chất lượng tốt phục vụ cho việc gieo cấy.
Vận động nông dân sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng, có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với điều kiện của địa phương; đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ, cơ cấu các trà lúa. Với diện tích lúa mới cấy, mạ đã gieo,cây trồng màu vụ xuân cần tuân thủ đúng kỹ thuật, tránh để cây bị chết do rét.
Còn về cây trồng vụ Đông của năm 2022 thì phải tập trung chỉ đạo chăm sóc quản lý tốt dịch hại trên các loại rau màu; tiến hành thu hoạch nhanh gọn, kịp thời các loại cây trồng đã đến thời kỳ thu hoạch để đảm bảo năng suất, chất lượng và nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Cây mía là một trong 2 loại cây chủ lực của huyện Cao Phong nên cần đảm bảo duy trì phát triển diện tích mía theo kế hoạch (ảnh PV).
Đối với 2 cây trồng chủ lực là cây mía và cây ăn quả cần đảm bảo duy trì phát triển diện tích mía theo kế hoạch, riêng mía nguyên liệu cần có hợp đồng liên kết tiêu thụ; đẩy nhanh tiến độ trồng mới theo khung thời vụ, sử dụng hom giống khỏe, sạch bệnh và bón phân đầy đủ, cấn đối. Mở rộng diện tích mía tím có sử dụng giống nuôi cấy mô; tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón đầy đủ, cân đối theo quy trình kỹ thuật khuyến cáo, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
Tiến hành các biện pháp chăm sóc, vệ sinh vườn, bón phân phục hồi cây sau thu hoạch; chú ý cần bổ sung thêm các loại phân trung, vi lượng để tăng khả năng đậu hoa, đậu quả. Công tác bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất sứ, ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.
Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở địa phương; giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đối với học sinh, phụ huynh và giáo viên nhà trường.
Ngay đầu tuần làm việc thứ ba (6-10/11) đợt một Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.
Trong 10 ngày làm việc đầu tiên, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dành được sự quan tâm đặc biệt của cử tri, Nhân dân và dư luận xã hội, đồng thời để lại nhiều ấn tượng về hành trình đổi mới trong hoạt động của Quốc hội cũng như khẳng định vị trí là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân.