Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2022 | 20:25

Kết nối hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế, lao động di cư và bị mua bán trở về

Nhằm tăng cường hiểu biết về tình hình di cư, mua bán người và những rủi ro liên quan; giới thiệu về dịch vụ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực… sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân và huy động thêm nguồn lực, ý tưởng, sự phối hợp trong hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế, Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ tổ chức hội thảo “Kết nối mạng lưới hỗ trợ cho phụ nữ yếu thế, lao động di cư và bị mua bán trở về”.

Trong hai ngày 21-22/11, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ đã tổ chức hội thảo “Kết nối mạng lưới hỗ trợ cho phụ nữ yếu thế, lao động di cư và bị mua bán trở về”. Hội thảo có sự tham gia của  Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN một số tỉnh trong khu vực, đại diện các sở, ngành, Hội LHPN các cấp tỉnh Quảng Bình; các tổ chức hoạt động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực giới, cơ sở dạy nghề, giải quyết việc làm; phụ nữ yếu thế, lao động di cư, có nguy cơ bị mua bán.

Hội thảo "Kết nối mạng lưới hỗ trợ cho phụ nữ yếu thế, lao động di cư và bị mua bán trở về" được tổ chức tại Quảng Bình trong 2 ngày 21-22/11 (ảnh NM).

Hội thảo nhằm mục đích tăng cường hiểu biết về tình hình di cư, mua bán người và những rủi ro liên quan; giới thiệu về dịch vụ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới của Ngôi nhà bình yên. Đây cũng là cơ hội tăng cường sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân và huy động thêm nguồn lực, ý tưởng, sự phối hợp trong hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế tại địa phương.

Tại hội thảo, đại biểu được giới thiệu hai chuyên đề, gồm: Tổng quan tình hình và các hoạt động hỗ trợ lao động nữ di cư, bị mua bán trở về; kết nối mạng lưới hỗ trợ phụ nữ yếu thế, lao động nữ di cư trở về.

Triển lãm tranh Hành trình bình yên cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực giới (ảnh NM).

Sau khi nghe giới thiệu tổng quan tình hình mua bán người tại Việt Nam và các yếu tố liên quan, các đại biểu có nhiều ý kiến thảo luận tập trung chia sẻ về công tác tuyên truyền phòng ngừa di cư trái phép và hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế; hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em thông qua một số mô hình, hoạt động Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công tác phối hợp xây dựng các mô hình  phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ…

Qua hội thảo, các đại biểu đã được nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng, chống mua bán người gồm các kỹ năng cơ bản và các dịch vụ trợ giúp; chia sẻ về các mô hình đào tạo nghề, các cơ hội, mô hình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế.

Các gian hàng tại hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ảnh NM).

Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ cũng tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như: Hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho phụ nữ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; triển lãm tranh Hành trình bình yên cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực giới…

 

Khánh Trình
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top