Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 1 năm 2023 | 21:20

Khi nào có thể hồi sinh các dòng sông "chết"?

Theo ghi nhận, ngày càng nhiều những dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt như Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải… gây ô nhiễm môi trường.

Phải xử lý nước thải, quản lý thống nhấ

Việt Nam có gần 700 sông, suối, kênh, rạch, thuộc 16 lưu vực sông chính. Phần lớn các đô thị ở Việt Nam tập trung dọc theo các sông lớn, vì thế nhiều lưu vực sông chịu sự quản lý chung của nhiều địa phương. Câu chuyện quản lý ở đây lại bao gồm nhiều yếu tố, như quản lý tài nguyên nước, đảm bảo môi trường, vận hành các công trình thủy lợi… Sự chồng chéo trong quy định của luật cho đến chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành, địa phương thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan. Ở miền Bắc, miền Trung là hạn hán và lũ lụt, ngập mặn, còn Nam Bộ là tình trạng ngập lụt và xâm nhập mặn, càng làm cho tình trạng ô nhiễm các con sông thêm thách thức. Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt, trong đó một nhiệm vụ quan trọng là cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Chỉ khoảng 15% nước thải đô thị được thu gom và xử lý; việc kiểm soát các nguồn thải ra kênh, rạch... hầu như chưa được khắc phục - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Quy hoạch tài nguyên nước hướng đến 6 vùng phát triển kinh tế - xã hội và theo 13 lưu vực sông lớn. Mục tiêu đến năm 2025, tất cả lưu vực sông lớn có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Nhờ đó sẽ bảo vệ, kiểm soát tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước; khắc phục tình trạng hạn hán.

Còn tại TPHCM theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, chỉ khoảng 15% nước thải đô thị được thu gom và xử lý; việc kiểm soát các nguồn thải ra kênh, rạch... hầu như chưa được khắc phục. Đáng lưu tâm là 80% bệnh tật ở nước ta có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường bị nhiễm bẩn. Tổ chức Y tế thế giới cũng khẳng định rằng mỗi năm có hơn 20.000 người Việt Nam chết do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và mất vệ sinh.

Từ thực tế trên, giải pháp cần làm là nước thải từ các công ty, xí nghiệp... phải được xử lý đạt chuẩn trước khi đổ ra kênh, rạch. Đồng thời, chính quyền thành phố phải xử lý được tình trạng xả rác bừa bãi, nhất là xả rác vào kênh rạch và cống thoát nước.

Một vấn đề nữa là thực trạng ô nhiễm trên kênh rạch rất khó xác định ranh giới quản lý và trách nhiệm người đứng đầu. Một tuyến kênh dài thông thường sẽ chảy qua nhiều quận, huyện. Tuy nhiên, rác và nước thải theo dòng chảy đó lại không dừng lại một điểm. 

Từ đó, trong thực tế sẽ xảy ra tình trạng nơi đầu nguồn nước quản lý lỏng lẻo, để người dân xả rác hoặc nước thải bừa bãi nhưng tác hại ô nhiễm lại thuộc về những quận, huyện phía cuối nguồn nước. Vì vậy, cần phân định rạch ròi hơn trách nhiệm của cư dân tại các quận huyện về vấn đề bảo vệ môi trường cho các dòng kênh và trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương.

Như vậy, để các dòng kênh trở thành một lợi thế nhằm cải thiện môi trường, phát triển giao thông, du lịch… bên cạnh việc phải cải tạo lại dòng kênh thì vấn đề nước thải phải được xử lý triệt để. 

Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch, khắc phục trình trạng thiếu đồng bộ có nhà máy nhưng chưa có hệ thống cống thu gom nước thải và ngược lại. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong câu chuyện bảo vệ môi trường cũng như quản lý thống nhất hệ thống sông kênh rạch.

Thiết nghĩ, việc tổ chức và quản lý hệ thống kênh rạch là nghệ thuật kết hợp giữa ba yếu tố: tự nhiên, nhân tạo và con người nhằm tạo ra một không gian hài hòa và hợp lý cho người sử dụng và đảm bảo về mặt môi trường. Nếu có sự quyết tâm thay đổi, chúng ta sẽ góp phần rất lớn cho quá trình phát triển và bảo vệ hệ thống kênh rạch thành phố..

Nhóm bạn trẻ ở TP.HCM "thay áo" cho kênh rạch để đón Tết

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, thay vì lựa chọn về quê sớm để đoàn tụ cùng gia đình, nhóm Sài Gòn Xanh của 5 bạn trẻ tại TP.HCM lại tất bật lội bùn dọn rác, để mang lại hình ảnh mới cho những kênh, rạch trên địa bàn thành phố trước thềm năm mới.

Công việc dọn rác của nhóm Sài Gòn Xanh thường bắt đầu rất sớm. Cả nhóm tụ họp và ngâm mình hàng giờ dưới dòng nước đen kịt tại các kênh rạch ô nhiễm trên địa bàn TP.HCM để vớt rác. Các thành viên là những bạn trẻ trong độ tuổi mười tám, đôi mươi, rời quê để vào TP.HCM học tập và làm việc với điểm chung là tình yêu dành cho thành phố và trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị.

Rác sau khi được gom bỏ vào túi nilon được tập kết lại để kéo lên bờ

Sáng sớm ngày 17/1 (26 tháng Chạp), trong khi người người hối hả về quê, hay dọn dẹp, mua sắm, trang trí nhà cửa, thì ở chân cầu Suối Nhum trên đường số 16, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, 5 bạn trẻ trong bộ đồ bảo hộ, đeo bao tay, vẫn hì hục cào rác, hốt rác bỏ vào túi nilon giữa dòng nước đục ngầu, tanh rình.

Trưởng nhóm Nguyễn Lương Ngọc (27 tuổi), ngụ tại quận Gò Vấp cho biết, dòng suối này vẫn còn sạch hơn rất nhiều so với những điểm mà nhóm đã dọn qua: "Hiện tại, nhóm em đã dọn rất nhiều kênh rạch. Hầu như trong bãi rác nào cũng thấy kim tiêm, đặc biệt là những bãi rác dưới cầu. Ngoài ra, xác động vật thối rất nhiều, cùng với đó là các loại rác sinh hoạt của người, thậm chí có cả phân, miểng chai (mảnh vỡ thủy tinh), xà bần người ta vứt xuống dưới kênh rạch nữa. Trong đó, xà bần là cái nặng nhất trong bao rác của bọn em, dọn rất vất vả”.

Anh Nguyễn Lương Ngọc chia sẻ, ý tưởng thành lập nhóm bắt nguồn từ việc anh tận mắt nhìn thấy những kênh rạch nước đen đặc, rác ngập ngụa kín mặt kênh, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Từ đó, anh Ngọc đã rủ bạn bè cùng nhau đi dọn rác, làm sạch các dòng kênh và đặt tên nhóm là Sài Gòn Xanh.

Thấy rác ở đâu dọn ở đó

Việc dọn rác của nhóm Sài Gòn Xanh không có kế hoạch hay địa điểm cụ thể, hễ thấy rác ở đâu là nhóm lại tập trung đến đó để dọn. Dù mới hoạt động từ 3 tháng trước, nhưng 5 bạn trẻ của nhóm đã làm thay đổi diện mạo của nhiều “điểm đen” về rác tại các nhánh nhỏ của rạch Xuyên Tâm ở quận Bình Thạnh, rạch Lăng, rạch Mướp và các kênh, rạch ở Quận 12, quận Gò Vấp, TP. Thủ Đức…

Để nhanh chóng hoàn thành công việc, nhóm Sài Gòn Xanh tổ chức phối hợp khá nhịp nhàng: 1 người cào rác, 2 người hốt rác, 1 người kéo rác lên bờ và người còn lại gom rác nổi trên bề mặt kênh. Những dòng nước đen kịt, lẫn lộn nhiều loại rác hôi thối hay những chiếc kim tiêm nằm ngổn ngang..., công việc vất vả, đối mặt với nhiều nguy cơ nhưng không làm "biệt đội" Sài Gòn Xanh chùn bước.

Bạn Huỳnh Quốc Bảo (22 tuổi) thành viên Sài Gòn Xanh chia sẻ nhóm chỉ bỏ cuộc khi mực nước quá sâu, không thể di chuyển xuống kênh, rạch: "Em thấy kênh này còn sạch hơn nhiều so với những kênh mà tụi em đã từng dọn qua, như con kênh ở Quận 12 có cả lớp dầu nhớt nổi trên mặt. Tụi em dọn xong là người nào người nấy cũng bị dính dầu nhớt đen thui hết nguyên người luôn. Chỉ có những đoạn kênh mà nó sâu quá, mực nước qua đầu hoặc tình trạng ô nhiễm quá nặng thì nhóm tụi em phải tìm chỗ khác để làm. Còn chỗ đó để liên hệ với một bên nào đó để hỗ trợ rồi tụi em sẽ làm sau".

Dõi theo 5 bạn trẻ hì hục dọn rác suốt một buổi sáng dưới chân cầu Suối Nhum, bà Dương Thị Hoa, người dân buôn bán tại đây bày tỏ sự biết ơn những việc làm ý nghĩa của nhóm Sài Gòn Xanh, đã giúp con suối trở nên sạch sẽ hơn trước thềm năm mới.

"Nói chung ở đây tôi thấy cũng có nhiều người thiếu ý thức vứt rác xuống dòng kênh, rác đọng lại bốc mùi hôi. Nhưng bữa nay, mấy bạn dọn sạch sẽ, thông thoáng như vậy chắc sẽ không còn hôi nữa. Điều này cũng tốt cho việc kinh doanh của tôi. Thấy các bạn xuống kênh, lặn lội dọn dẹp trong khi người dân thiếu ý thức cứ quăng rác xuống. Tôi cũng mong mọi người thấy hành động của các bạn mà sẽ không vứt rác bừa bãi nữa", bà Hoa nói.

Một người dân sống gần bãi rác dưới cầu sắt An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM, nơi mà nhóm Sài Gòn xanh vừa tiến hành dọn dẹp sạch sẽ cách đây vài hôm nói: "Tôi thấy bây giờ giới trẻ tuổi teen hiếm có những người làm việc như các bạn này. Tôi thấy việc làm của các bạn rất ý nghĩa, giúp người dân ở đây có môi trường sống sạch sẽ và tốt hơn cho những người già và trẻ nhỏ. Người dân ai cũng muốn có môi trường sạch đẹp, nhất là trong những dịp Tết thế này".

Mới hoạt động được vài tháng, nhóm Sài Gòn xanh vẫn đang tìm kiếm các giải pháp tối ưu để xử lý lượng rác thải sau khi dọn dẹp tại các kênh rạch. Thông thường sau mỗi lần thu dọn, nhóm sẽ mang các túi rác đến các xe thu gom rác tại địa phương hoặc gửi rác tại các điểm tập kết rác của người dân.

Trưởng nhóm Nguyễn Lương Ngọc dự định thời gian tới sẽ mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của nhóm là tập trung dọn dẹp tại rạch Xuyên Tâm. Nhóm sẽ đăng ký giấy lưu hành tại các phường để được hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất cũng như cách thức xử lý rác phù hợp./.

 
Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top