Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn được kỳ vọng sẽ nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm mở rộng diện tích, cùng làm giàu dưới tán rừng.
Nâng cáo giá trị, thương hiệu sâm Ngọc Linh
Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn do UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 10/12. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện nhằm hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024; chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện.
Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum Dương Văn Trang khảo sát vùng trồng sâm Ngọc Linh
Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng) được chọn là nơi đăng cai tổ chức hội thảo. Những ngày này, công tác tổ chức được triển khai rốt ráo. Lãnh đạo UBND huyện Tu Mơ Rông đến thị sát ngôi làng, chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho hội thảo diễn ra thành công.
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, được xem là quốc bảo. Tu Mơ Rông đã phát triển được 2.800 ha sâm Ngọc Linh, lớn nhất nước. 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã giúp khoảng 2.000 hộ đồng bào xóa nghèo và hàng trăm hộ làm giàu.
Ngoài sâm Ngọc Linh, thời gian qua cũng có nhiều loại củ, sâm có vẻ ngoài tương tự như sâm Ngọc Linh. Điều này khiến người tiêu dùng khó nhận biết, phân loại, tạo cơ hội cho những kẻ xấu lừa đảo. Trước tình hình này, huyện Tu Mơ Rông nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung đã có nhiều chỉ đạo, ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh chống nạn trục lợi từ thương hiệu sâm Ngọc Linh, bảo vệ người tiêu dùng khỏi nạn lừa đảo.
Vùng trồng sâm Ngọc Linh
Theo đề xuất, mong muốn của người dân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tổ chức một cuộc tọa đàm về sâm Ngọc Linh ngay tại vùng cuội nguồn của sâm Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông đã quyết định tổ chức hội thảo nói trên, hướng đến nhận diện rõ, đầy đủ hơn giá trị của sâm Ngọc Linh. Từ đó giúp người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trên cả nước có thêm thông tin chính thống để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm, củ khác; qua đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp trong việc lựa chọn các loại sâm để chăm sóc sức khỏe.
Cũng theo ông Võ Trung Mạnh, để hội thảo diễn ra khách quan, huyện đã mời các nhà nghiên cứu là giáo sư đầu ngành có thâm niên nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương trồng sâm cùng tham gia. Tại đây, các đại biểu sẽ trình bày các tham luận về thực trạng phát triển sâm Ngọc Linh ở Kon Tum, Quảng Nam; giá trị sâm Ngọc Linh so với các loại sâm khác; các biện pháp nâng tầm sâm Ngọc Linh… Bên cạnh đó, hội thảo cũng sẽ tổ chức thảo luận một số nội dung liên quan. Để phục vụ cho nội dung thảo luận, huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức tiếp nhận các câu hỏi, nội dung của người dân, phóng viên, nhà báo để các nhà nghiên cứu, cơ quan nhà nước trả lời. Hàng chục câu hỏi đã được gửi đến ban tổ chức, cho thấy dư luận đang rất quan tâm đến sự kiện này.
Đồng bào Xơ Đăng bảo tồn, phát triển nguồn gene
Hội thảo đang nhận được sự quan tâm to lớn của đồng bào Xơ Đăng trồng sâm trên địa bàn. Chị Y Gia Nghi (thôn Mô Bành 1, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông) cho biết, những năm qua, cây sâm Ngọc Linh được bà con Xơ Đăng trao gửi niềm tin sẽ là cây thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bà con đã mạnh dạn vay vốn, thậm chí có nhiều hộ đã bán trâu, bò để có tiền mua giống sâm về trồng. Riêng chị dùng khoản thu nhập từ việc đi xuất khẩu lao động để đầu tư sâm. Trái ngọt sau bao năm dồn lực đầu tư, chị và người dân trong làng đã sở hữu vườn sâm quý, đời sống thêm khấm khá.
Người dân trồng sâm Ngọc Linh nợi đại ngàn
Tuy nhiên, mấy năm gần đây, khi biết được giá trị của sâm Ngọc Linh, rất nhiều đối tượng đã rao bán trên mạng những loại củ hao hao giống sâm Ngọc Linh, làm khách hàng khó phân biệt đâu là sâm giả, đâu là sâm thật.
Thực trạng đó đã làm mất đi hình ảnh, giá trị của sâm Ngọc Linh. Người trồng sâm chân chính bị mang vạ, còn người tiêu dùng thì tốn tiền mua sâm nhưng không nhận đúng giá trị sâm, khiến họ chịu thiệt. Vì vậy, người dân mong muốn qua hội thảo, sẽ tìm được giải pháp quản lý các loại sâm, tránh tình trạng lợi dụng thương hiệu để trục lợi.
“Đặc biệt, bà con chúng tôi mong rằng, cần công bố một cách rõ ràng giá trị, sự khác biệt của sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác, từ đó trả lại giá trị thật vốn có cho sâm Ngọc Linh”, chị Y Gia Nhi nói.
Tương tự, bà Y Phuất, Trưởng thôn Pu Tá (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) cũng bày tỏ sự vui mừng và háo hức về thông tin hội thảo tổ chức trên địa bàn huyện có nhiều chuyên gia hàng đầu về sâm tham gia. “Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cách mạng xã Măng Ri, tôi và người dân trong thôn cũng trồng sâm với hy vọng đổi đời. Việc huyện tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia uy tín đến dự để trao đổi về sâm Ngọc Linh, đã chạm đúng mong muốn của người trồng sâm chúng tôi. Tôi cũng như bà con Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, chính quyền địa phương sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý, có giải pháp bảo vệ thương hiệu và nâng cao giá trị cho sâm Ngọc Linh, để người dân yên tâm trồng và mở rộng diện tích sâm Ngọc Linh trên địa bàn”, bà Y Phuất nói.
Theo ông Võ Trung Mạnh, với tư cách là đơn vị tổ chức, huyện Tu Mơ Rông mong muốn, tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu sẽ thẳng thắn trao đổi các nội dung, công bố công trình nghiên cứu về sâm Ngọc Linh để người dân biết, qua đó cùng xây dựng ngành sâm Việt Nam phát triển bền vững.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.