Cách đây 5 năm, trong lần đến chơi nhà bạn ở huyện Buôn Đôn, anh Phạm Văn Khanh (thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) thấy người dân ở đây bán lợn rừng nên anh mua vài con về thả trong vườn.
Dần dần, thấy lợn rừng dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, không kén ăn lại bán được giá, anh quyết định đầu tư mua thêm con giống về nuôi, đồng thời thả thêm giống lợn địa phương để lai tạo đàn.
Lãi hơn 200 triệu đồng/năm
Ban đầu việc chăn nuôi của anh Khanh gặp nhiều khó khăn bởi lợn rừng có bản tính hoang dã, quen với môi sống trường tự nhiên nên khi bị nuôi nhốt thì nhiều con chưa thích nghi đã bỏ ăn, tỷ lệ lợn chết khá cao.
Không nản lòng, anh tích cực tìm hiểu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những người đi trước, tham khảo sách báo, mạng Internet để tìm ra phương pháp chăn nuôi, giúp đàn lợn rừng dần thích nghi. Anh gây dựng lại đàn, có sản phẩm xuất ra thị trường để xoay vốn tiếp tục đầu tư mua con giống. Khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh tiếp tục mở rộng quy mô đàn lợn theo hình thức chăn nuôi bán tự nhiên (nuôi nhốt kết hợp với thả rông). Có thời điểm đàn lợn của anh lên đến 200 con.
Anh Phạm Văn Khanh chăm sóc đàn lợn rừng thuần chủng của gia đình.
Anh Khanh chia sẻ: “Lợn rừng nuôi khoảng 1 năm rưỡi thì bắt đầu sinh sản, mỗi năm lợn đẻ được 2 lứa, mỗi lứa 6 - 8 con. Nuôi 4 - 8 tháng, lợn đạt trọng lượng 25 – 30kg thì xuất chuồng. Lợn rừng lai có giá dao động 180.000 - 200.000 đồng/kg; còn lợn rừng thuần chuẩn 300.000 đồng/kg. Con giống thì nuôi 2,5 - 3 tháng, trọng lượng đạt 6 – 10kg, giá bán khoảng 5 triệu đồng/con đối với lợn rừng thuần và 1 - 2 triệu đồng/con đối với lợn rừng lai”.
Từ năm thứ ba chăn nuôi, anh Khanh bắt đầu có lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Anh cung cấp con giống theo hình thức trả chậm và chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cho 2 thanh niên ở địa phương cùng chăn nuôi lợn rừng thuần chủng và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, anh đã chuyển hẳn sang nuôi lợn rừng thuần chủng theo hướng tiêu chuẩn VietGAHP.
Mở rộng quy mô
Để chăn nuôi bền vững, Khanh quyết định theo học lớp trung cấp chăn nuôi thú y nhằm bổ trợ thêm kiến thức, nhất là về chăn nuôi theo hướng tiêu chuẩn VietGAHP nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng... Dự kiến trong thời gian tới, anh sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư xây dựng chuồng trại với số lượng hơn 400 con lợn rừng thuần chủng.
Tuy nhiên, hiện nay, nguồn tiêu thụ lợn rừng của anh Khanh chủ yếu thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo nên chưa thực sự chủ động, bền vững. Anh mong chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ anh và những thanh niên khởi nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Anh cũng mong muốn liên kết với một số hộ gia đình có nhu cầu chăn nuôi để chuyển giao mô hình, hỗ trợ con giống, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu đầu ra, qua đó hình thành liên kết trong sản xuất để cùng nhau tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập. Vừa qua, anh Khanh tham gia Cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2022 với mô hình chăn nuôi lợn rừng thuần chủng theo hướng tiêu chuẩn VietGAHP và đạt giải Khuyến khích.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.