Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2023 | 14:29

Kon Tum: Phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả nhất định, tác động tích cực đến đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển và đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Theo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, qua 7 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (từ năm 2019 đến nay), toàn tỉnh Kon Tum có 207 sản phẩm được công nhận đạt hạng 3 sao trở lên.

Riêng đợt 2 đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh năm 2022 (được tổ chức từ ngày 27-30/12/2022), trong số 57 sản phẩm của các huyện: Kon Rẫy, Kon Plông, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum đăng ký tham gia, có 3 sản phẩm được công nhận đạt hạng 4 sao và 47 sản phẩm được công nhận đạt hạng 3 sao. Nhiều sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong đợt này có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì bắt mắt, đã hình thành thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

Kon Tum là địa phương có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm đặc trưng thành sản phẩm OCOP. Trong 207 sản phẩm OCOP được công nhận đạt hạng 3 sao trở lên hiện nay của tỉnh, có 1 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt hạng 5 sao cấp Quốc gia, 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 182 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Các sản phẩm thuộc các nhóm: Thực phẩm, đồ uống, dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể ở vùng nông thôn của tỉnh Kon Tum

Chương trình mỗi xã một sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở vùng nông thôn của tỉnh Kon Tum

Kết quả trên cho thấy, Chương trình mỗi xã một sản phẩm ngày càng được phổ biến sâu rộng và đi vào chiều sâu, thu hút nhiều tầng lớn người dân, thành phần kinh tế tham gia, qua đó, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế tập thể ở vùng nông thôn phát triển, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, giảm nghèo cho người dân, đóng góp cho việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng cho các địa phương trong tỉnh.

Toàn tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, phát triển 350 sản phẩm OCOP, có khoảng 200 chủ thể tham gia và các sản phẩm tạo ra có thương hiệu, chất lượng hàng hóa cao, có từ 10 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao, có nhiều sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, các sản phẩm OCOP được trưng bày, bán rộng rãi ở hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  

 

Minh Cường
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top