Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2022 | 16:15

Lào Cai “rộng đường” cho hàng hóa xuất - nhập khẩu

Với tiềm năng trở thành trung tâm logistics của cả nước, trung chuyển hàng hóa trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lào Cai đang nỗ lực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thông quan, nâng cao giá trị xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh “cửa ngõ”

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là một trong những cửa ngõ quan trọng nối khu vực Tây Nam của Trung Quốc với ASEAN. Thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc), hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể tới thẳng Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, từ đó tỏa đi khắp các vùng của Trung Quốc. Ngược lại, hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể đến Thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng rồi có thể dễ dàng chuyển sang các nước ASEAN và thế giới. Đây cũng là vùng đệm quan trọng nhất trong chiến lược xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc.

Các mặt hàng xuất - nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm các loại nông sản: Thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, nhãn, sắn các loại...; ván bóc, tinh bột sắn; cà phê, bánh kẹo; phốt pho vàng; quặng... Nhập khẩu phân bón các loại, than cốc; sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép; nông sản (rau , củ, quả). Đặc biệt, cửa khẩu Lào Cai đã thu hút xuất khẩu được lượng lớn các loại nông sản, trái cây chủ lực như thanh long, dưa hấu...

Lào Cai đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để hàng hoá thuận lợi xuất khẩu.

Giá trị xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai có sự tăng trưởng và ổn định, bình quân đạt gần 16,5%/năm như: năm 2015 đạt 2,1 tỷ USD; năm 2016 đạt 2,02 tỷ USD; năm 2017 đạt 2,6 tỷ USD; năm 2018 đạt 3,010 tỷ USD; năm 2019 đạt 3,8 tỷ USD.

Giá trị xuất - nhập khẩu hai năm qua giảm nhẹ so với trước thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid-19. Năm 2020 đạt 3,2 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2019; năm 2021 đạt 3,5 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2019; 10 tháng của năm 2022 đạt 1,86 tỷ USD, bằng 61%  so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 tháng qua, do phía Trung Quốc tiếp tục duy trì thực hiện chính sách “Zero Covid”, triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 rất chặt chẽ như: thực hiện việc xét nghiệm Covid-19 trên thành thùng của phương tiện, bề mặt hàng hóa; hạn chế nhập khẩu mặt hàng trái cây vận chuyển bằng xe lạnh của Việt Nam; liên tục thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu..., gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất - nhập khẩu. Hàng hóa thông quan chậm, chi phí thông quan tăng cao... dẫn đến giá trị xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Hiện tại, phía Hà Khẩu vẫn hạn chế đối với các mặt hàng trái cây tươi vận chuyển bằng xe lạnh của Việt Nam. Mỗi ngày chỉ thông quan xuất khẩu được 5-10 xe trái cây tươi. Thời điểm trước khi hạn chế thông quan đạt 150 - 200 xe/ngày, chủ yếu là quả thanh long.

Cửa khẩu quốc tế đường sắt Lào Cai - Hà Khẩu hoạt động thông quan xuất- nhập khẩu hàng hóa tuy không bị tạm dừng do các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhưng lưu lượng hàng hóa thông quan còn hạn chế, chủ yếu các loại hàng hóa như: phốt pho vàng, than cốc và quá cảnh mặt hàng lưu huỳnh, tái xuất quặng.  Hàng hóa nông sản, trái cây chưa được thông quan do chưa được chỉ định cửa khẩu nhập khẩu phía Trung Quốc.

Đẩy mạnh tiện lợi hóa thông quan

Từ đầu năm đến nay, Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thông quan hàng hóa tại cửa khẩu như: Xây dựng và triển thực hiện phương án thiết lập vùng xanh không Covid-19; thường xuyên tham gia các kỳ họp, trao đổi, hội đàm với các lực lượng chức năng phía tỉnh Vân Nam để kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Phối hợp với phía Hà Khẩu hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để triển khai thực hiện thí điểm lắp đặt phòng xét nghiệm PCR đối với phương tiện vận chuyển và hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Các ban ngành trong tỉnh thường xuyên nắm bắt thông tin thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, tình hình quản lý cửa khẩu phía Trung Quốc để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp, địa phương và thường xuyên điều chỉnh việc điều tiết phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu đảm bảo tốc độ thông quan, giải phóng phương tiện tại cửa khẩu…

Ông Vương Trinh Quốc, Trưởng ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh Lào Cai, cho biết, Lào Cai vẫn tiếp tục rà soát quy trình hóa quy trình, thủ tục, đề xuất cắt giảm, rút ngắn thời gian, và từng bước số hóa, hiện đại hóa thủ tục hành chính. Thực hiện công khai, niêm yết các loại phí tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh Lào Cai bằng 3 thứ tiếng (Việt - Anh - Trung). Khẩn trương hoàn thiện xây dựng hạ tầng; xây dựng dự toán mua sắm các thiết bị để phục vụ xây dựng thí điểm Cổng dịch vụ công cửa khẩu quốc tế Lào Cai (theo Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 16/6/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về xây dựng thí điểm Cổng dịch vụ công cửa khẩu quốc tế Lào Cai), nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hình thành một điểm dừng (one stop), đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Lào Cai đang tích cực đẩy mạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng tại khu vực cửa khẩu: Đầu tư hoàn thiện bãi đỗ xe chờ xuất khẩu (bãi KB2); đầu tư sân bãi phục vụ xuất - nhập khẩu trong Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II - Kim Thành; cải tạo, mở rộng nhà quản lý liên ngành tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số I Lào Cai...

 Để hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục có các giải pháp mang tính đồng bộ, cụ thể hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp  chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi nhất trong công tác xuất - nhập khẩu; tập trung xử lý các vướng mắc về lao động...

 

Nguyên Hoa
Ý kiến bạn đọc
  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

Top