Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 3 năm 2023 | 16:20

Lo sầu riêng xuất sang Trung Quốc bị 'nút thắt cổ chai'

Trung Quốc mới chỉ cấp 246 mã vùng trồng xuất khẩu sầu riêng cho Việt Nam trong khi Thái Lan là 20.000 mã đang đặt ra nhiều lo ngại trong việc không thể tiêu thụ hết sầu riêng năm nay.

Sáng 31/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2023 với chủ đề: "Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới”.

Ảnh minh họa

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho hay, sầu riêng là sản phẩm xuất sang Trung Quốc có nhiều triển vọng nhất nhờ vào việc ta đã ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng, chuối, khoai lang sang thị trường này.

Thái Lan được cấp mã vùng trồng nhiều gấp hơn 80 lần?

Tuy vậy, có khó khăn là hiện Trung Quốc mới chỉ cấp 246 mã vùng trồng xuất khẩu. Đây là con số quá ít so với Thái Lan là tới 20.000 mã vùng trồng, 2.000 mã cơ sở đóng gói mà ông tìm hiểu được.

Trong khi đó, với diện tích trồng sầu riêng hiện nay mang về sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với kim ngạch hàng tỉ USD, nếu không mở rộng hơn nữa việc cấp mã số vùng trồng sẽ rất khó khăn.

"Tôi lo ngại có thể xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai” trong xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, khi ta có nguồn hàng lớn nhưng lại không có đủ quota để xuất khẩu" - ông Nguyên nêu.

Do đó, ông đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khi cơ quan hải quan Trung Quốc sang kiểm tra các vườn trồng để cấp mã số. 

Có biện pháp xử lý với vi phạm sở hữu trí tuệ vùng trùng, mã đóng gói, chống hàng giả, hàng nhái. Tạo thuận lợi về vốn, thị trường cho chế biến rau quả…

Ông Nông Đức Lai - tham tán Thương mại Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại tạo ra nhiều cơ hội. Tuy nhiên, nước này áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý chất lượng với hàng nông sản thực phẩm, cũng như mở rộng thị trường nội địa, ưu tiên tiêu dùng trong nước.

Trung Quốc mở cửa nhưng siết chất lượng

Trong đó, Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ về hàng hóa từ những nước có thông tin về dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn. Sẵn sàng đưa ra các biện pháp tạm dừng nhập khẩu với các sản phẩm có liên quan tới dịch bệnh. 

Thêm nữa là Lệnh 248 của Trung Quốc cũng đưa ra yêu cầu chi tiết cho nhóm thực phẩm phải đăng ký mã số, kiểm soát chất lượng hàng hóa gắt gao hơn. 

“Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật nên hàng hóa Việt Nam gặp không ít khó khăn. Qua theo dõi cho thấy số lượng hàng Việt Nam bị cảnh báo khi nhập khẩu vào Trung Quốc ngày càng tăng. Năm 2021 ta xếp thứ 4 thì năm ngoái tỉ lệ lô hàng bị cảnh báo xếp thứ 2” - ông Lai thông tin.

Đồng thời, ông cũng khuyến nghị các địa phương có đường biên giới với các nước có dịch bệnh cần tăng cường kiểm soát dịch bệnh xâm nhập vào nước ta. Điều này nhằm đảm bảo không ảnh hưởng sản phẩm hàng hóa của ta xuất sang Trung Quốc, đặc biệt là nhóm hàng mà Việt Nam đang đàm phán.

Ông dẫn chứng, trong năm ngoái, Việt Nam đàm phán mở cửa cho các sản phẩm tổ yến, bao gồm yến thô và yến tinh. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán khi có thông tin về trường hợp H5N1 thì phía bạn đã dừng với sản phẩm yến thô, và chỉ chấp thuận bàn thảo đàm phán với yến tinh đã qua chế biến, gây nên nhiều bất lợi. 

Theo tuoitre.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top