Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.
Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững, khai thác thế mạnh nông nghiệp và văn hóa bản địa tại TP. HCM, Long An và khu vực ĐBSCL. Hội nghị đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Tỉnh Long An là cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Nằm ở vị trí cửa ngõ không chỉ thuận lợi về giao thương mà còn được thiên nhiên ưu ái với hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là vùng ngập nước Đồng Tháp Mười.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Tấn Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nhấn mạnh, vai trò quan trọng của việc phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP. Đây không chỉ là cơ hội để Long An quảng bá các giá trị văn hóa, thiên nhiên độc đáo mà còn giúp nâng cao đời sống kinh tế của các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh thông qua các sản phẩm đặc trưng địa phương.
Ông Phạm Tấn Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát biểu tại Hội nghị liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành ĐBSCL.
Tỉnh Long An đã xác định những hướng đi mới cho ngành du lịch, một số loại hình nổi bật như: Du lịch sinh thái và chăm sóc sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch đường sông, du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP,…
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây là điểm nhấn trong kế hoạch phát triển du lịch đường sông, mở ra cơ hội trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và các làng nghề truyền thống. Các điểm đến như Chavi, Vườn thú Mỹ Quỳnh hay các làng nghề truyền thống đang dần trở thành lựa chọn hấp dẫn cho khách du lịch yêu thích sự mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. UBND tỉnh đã phê duyệt phương án kêu gọi đầu tư vào các bến tàu du lịch, nhằm khai thác thế mạnh giao thương đường thủy và xây dựng Tân An thành đô thị loại I vào năm 2025.
Quan cảnh Hội nghị
Hội nghị là cơ hội để Long An, TP. HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL chia sẻ kinh nghiệm, kết nối nguồn lực và thúc đẩy hợp tác, thảo luận các giải pháp phát triển bền vững cho ngành du lịch nông nghiệp và quảng bá sản phẩm OCOP, những vấn đề trọng tâm được thảo luận bao gồm: định hướng phát triển du lịch nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng sản phẩm du lịch mới phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
Góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân và địa bàn tỉnh Long An cũng như các tỉnh lân cận khác. Thu hút du khách nước ngoài biết đến Long An nhiều hơn, hiểu rõ hơn về giá trị văn hoá của người dân Long An trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, cũng như các tỉnh thành lân cận khác.
Đặc biệt, Long An đang đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn đặc trưng, gắn với việc quảng bá sản phẩm OCOP, như một cách để khai thác tối ưu các giá trị văn hóa và thiên nhiên sẵn có. Với sự hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia và doanh nghiệp, du lịch Long An đang trên đà khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc gia. Những nỗ lực này không chỉ nâng tầm Long An mà còn góp phần làm phong phú thêm các lựa chọn du lịch cho vùng ĐBSCL, hướng tới sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
Ông Phạm Tấn Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An (bên trái) tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP trong khuôn khổ Tuần Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024.
Với những nỗ lực, định hướng phát triển rõ ràng, cùng sự quyết tâm của chính quyền và sự hỗ trợ từ các đối tác, Long An đang có tất cả điều kiện để bứt phá mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch. Với lợi thế tự nhiên, sản phẩm OCOP độc đáo và các dự án đầu tư chiến lược, Long An đang từng bước khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch quốc gia, đóng góp vào sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị này chính là một bước khởi đầu, đánh dấu sự cam kết của tỉnh trong việc xây dựng một ngành du lịch vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc, góp phần đưa Long An vươn xa trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.