Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 11 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2023 | 21:1

Đến năm 2030, trên 90% số xã tại Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 4,6%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp từ 5,5 đến 6%/năm.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân 10%/năm. Mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5-6%/năm.

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, trong đó, 35% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Vị hồng trên đất Nam Đàn. Ảnh: Lưu Khuyên

Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn mỗi năm giảm từ 1 - 1,5%/năm. Tỷ lệ hộ gia đình vùng nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, phấn đấu đạt 95%, trong đó, 60% số hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội dưới 20%; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 50.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 58%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững 50.000 ha. Và tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 80%.

Tầm nhìn đến năm 2045: Nông dân và cư dân nông dân Nghệ An văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Có nền nông nghiệp phát triển bền vững, sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa xứ nghệ; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội đảm bảo vững chắc; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.

Mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Minh Thành (Yên Thành). Ảnh: Lưu Khuyên

Nghệ An đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn, nhất là vùng nông thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống.

Riềng được trồng nhiều tại xã Nam Hưng (Nam Đàn). Ảnh: Lưu Khuyên

Tiếp tục đổi mới, hoàn thành cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học - công nghệ. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp ở nông thôn.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Tỏa sáng hành trình giảm nghèo

    Tỏa sáng hành trình giảm nghèo

    1 . Trong hơn 20 năm gần đây, cộng đồng quốc tế luôn vinh danh, nêu gương Việt Nam trong hành trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, xem cách làm của Việt Nam là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia khác.

  • Đáp ứng mong đợi của cử tri, Nhân dân

    Đáp ứng mong đợi của cử tri, Nhân dân

    Ngay đầu tuần làm việc thứ ba (6-10/11) đợt một Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.

  • Nhiều đòn bẩy tạo bứt phá được đề xuất

    Nhiều đòn bẩy tạo bứt phá được đề xuất

    Trong 10 ngày làm việc đầu tiên, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dành được sự quan tâm đặc biệt của cử tri, Nhân dân và dư luận xã hội, đồng thời để lại nhiều ấn tượng về hành trình đổi mới trong hoạt động của Quốc hội cũng như khẳng định vị trí là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân.

Top