Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Nuôi gà trở thành một nghề
Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, cho biết, gà đồi được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện, tổng đàn luôn duy trì ổn định ở mức 3,8 triệu con; hằng năm, huyện xuất bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Thời gian qua, huyện tiếp tục giữ ổn định giống gà chủ lực của địa phương như: Ri lai, Mía lai, gắn với lựa chọn một số giống gà theo hướng đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường như: lai chọi, lai hồ...; đồng thời xây dựng, nhân rộng mô hình nuôi gà thảo dược, nuôi gà an toàn dịch bệnh trên địa bàn.
Đặc biệt, huyện chỉ đạo làm tốt công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý vật nuôi vận chuyển ra vào địa bàn. Nhờ vậy, nhiều năm qua, các loại dịch bệnh lớn, đặc biệt dịch cúm gia cầm luôn được khống chế, tạo tâm lý yên tâm cho người chăn nuôi đầu tư sản xuất.
Yên Thế bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm/năm.
Cùng với đó, Yên Thế chủ động điều chỉnh tổng đàn hợp lý theo từng thời điểm trong năm nhằm phù hợp yêu cầu thị trường và đảm bảo an toàn dịch bệnh. Phối hợp thực hiện các chuỗi liên kết từ sản xuất đến sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các THT, HTX chăn nuôi và đa dạng sản phẩm qua giết mổ, chế biến như: gà đồi hút chân không, giò gà, chả gà, xúc xích gà, khô gà, gà ủ muối, ruốc gà... Giờ đây, chăn nuôi gà đồi đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân và cho thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.
Sản phẩm gà đồi Yên Thế không những trở thành sản phẩm chủ lực của huyện mà đã trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang. Sản phẩm trở nên quen thuộc với người tiêu dùng cả nước, được vinh dự nhận các giải thưởng cao, như: Chứng nhận thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” đạt Top 100 thương hiệu vàng năm 2020; Sản phẩm chả gà đạt chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021; Sản phẩm gà đồi Yên Thế đạt chứng nhận nông nghiệp tiêu biểu lần thứ III; Chứng nhận đạt danh hiệu top 10 thương hiệu uy tín quốc gia năm 2023. Các sản phẩm của Yên Thế gồm: gà giết mổ hút chân không, giò gà, chả gà, xúc xích gà đạt chứng nhận OCOP 4 sao,..
Nhiều sản phẩm chế biến từ gà đồi đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Triển khai nhiều giải pháp
Bên cạnh kết quả đạt được, sản phẩm gà vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về khâu sản xuất, quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Đông, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gà chưa nhiều. Quy mô chăn nuôi chủ yếu là kinh tế hộ, còn tồn tại một bộ phận hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, ý thức tuân thủ các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chưa cao; công tác quản lý, giám sát dịch bệnh trên đàn gà chưa được quan tâm đúng mức, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chưa có đủ khả năng cung ứng con giống, mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu của người chăn nuôi. Quy mô của các cơ sở sản xuất con giống còn nhỏ, vẫn còn tình trạng nhập trứng giống từ nơi khác về ấp dẫn tới chất lượng con giống không đảm bảo, thiếu đồng đều, dễ mang mầm bệnh vào địa bàn, giá cả không ổn định.
Về giải pháp, ông Đông cho biết, huyện sẽ triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát tình hình dịch bệnh; tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm; củng cố và phát huy các chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm; phát huy nhãn hiệu, thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ; quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu, thu hút đầu tư nhằm không ngừng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho Nhân dân.
Theo TS. Nguyễn Duy Điều (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ từ con giống, quy trình công nghệ chăn nuôi để nâng cao chất lượng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu; Tăng cường xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, quy trình VietGAP, truy suất nguồn gốc, tuần hoàn, công nghệ cao, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất thông qua THT, HTX, tiêu thụ sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.
Ông Ngụy Đình Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Khuyến Công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang, cho rằng, cần tiếp tục duy trì ổn định thị trường, kênh phân phối sẵn có; đặc biệt, xây dựng, phát triển phân khúc thị trường trung, cao cấp và hướng tới xuất khẩu. Trước hết, cần tập trung làm tốt công tác sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn, chất lượng cao, ổn định theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ; cải tiến dây truyền, ứng dụng công nghệ sản xuất, chế biến giúp tối ưu hóa chi phí, nâng khả năng cạnh tranh.
Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ; đổi mới phương thức bán hàng, kênh phân phối, tiêu thụ; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kết hợp phương thức bán hàng truyền thống và trực tuyến; nhất là tham gia vào các kênh phân phối, chuỗi cung ứng hiện đại và trên các sàn thương mại điện tử, các nền tảng kinh doanh trực tuyến.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang cho rằng, cần truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa gắn với bảo vệ và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế, như: Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc bảo đảm tính minh bạch; Tăng cường tính hiệu quả sự liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng; Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp; Tăng cường vai trò của Nhà nước trong bảo vệ nhãn hiệu.
“Tăng cường hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ tiên quyết và ưu tiên của Cục BVTV. Qua đó, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm – góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ gìn môi trường và hướng đến một nền nông nghiệp xanh bền vững”.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.