Từ ngày 13-16/12/2023, Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 sẽ được diễn ra với các hoạt động phong phú, đa dạng về nội dung, hấp dẫn về hình thức với chủ để: “Nâng tầm tôm Việt - Cùng phát triển sản phẩm OCOP”.
Ngày 18/7, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh này sẽ tổ chức sự kiện Festival tôm Cà Mau với chủ đề: “Nâng tầm Tôm Việt - Cùng phát triển sản phẩm OCOP” vào cuối năm nay, với sự tham dự của 600-800 đại biểu; khách tham quan khoảng 8.000-10.000 người.
Cụ thể, Chương trình khai mạc Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023 diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 13/12/2023 trước cổng Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau (đường Lê Duẩn, phường 1, thành phố Cà Mau) theo hình thức sân khấu hóa mang đậm dấu ấn, đặc trưng của vùng đất, con người Cà Mau; lồng ghép hoạt động trao giải thưởng cho các cuộc thi và vinh danh các tổ chức, cá nhân đã góp phần cho ngành tôm của tỉnh: người nuôi tôm giỏi, chế biến thủy sản, sáng chế các mô hình công nghệ trong nuôi tôm,... phục vụ cho ngành tôm Cà Mau. Trao bằng khen cho các tác phẩm độc đáo được trưng bày trong khuôn khổ Festival; trao các giải “Bình chọn sản phẩm tiêu biểu Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL 2023”; trao chứng nhận/kỷ niệm chương cho các nghệ nhân ẩm thực, gian hàng tham gia Festival.
Không gian trung bày triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP, dự kiến khoảng 600 gian hàng trong và ngoài tỉnh tham gia.
Về diễn đàn, sẽ có Diễn đàn Xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, những lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên thu hút đầu tư, trong đó nhấn mạnh lợi thế về khai thác nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; tổ chức không gian bên lề của Diễn đàn trưng bày các ấn phẩm để cung cấp thông tin tiềm năng thế mạnh của ngành tôm Cà Mau đến các đại biểu, các nhà đầu tư quan tâm.
Diễn đàn Xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá sản phẩm tôm Cà Mau; giới thiệu tiềm năng phát triển ngành tôm Cà Mau; thông tin thị trường, đánh giá cơ hội, thách thức của ngành tôm; tọa đàm/thảo luận những khó khăn và điểm yếu của xuất khẩu tôm hiện nay, đề xuất các giải pháp phát triển ngành tôm bền vững… Diễn dàn Xúc tiến du lịch nhằm trao đổi, thảo luận về giá trị văn hóa ẩm thực, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh; trong đó, đặc biệt là các món ăn, các sản phẩm OCOP được chế biến từ thủy sản như: tôm, cua,..
Tại hoạt động hội nghị, có Hội nghị “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023 nhằm trao đổi, chia sẻ các giải pháp, định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại thị trường trong nước và xuất khẩu; giới thiệu các tiêu chuẩn mua hàng của các nhà mua, các doanh nghiệp phân phối; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể OCOP với các siêu thị, nhà phân phối, doanh nghiệp; đồng thời, trao cờ luân lưu cho tỉnh bạn đăng cai chủ trì tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2024.
Về hội thi, có: Hội thi sáng tác bộ nhận diện (logo, biểu tượng vui, biểu tượng nhận diện Festival) thươnghiệu tôm Cà Mau và bộ nhận diện thương hiệu OCOP Cà Mau; Hội thi Mẫu mã bao bì và câu chuyện sản phẩm OCOP; Hội thi Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2023.
Các hoạt động hội thảo chuyên đề gồm: Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau; Giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thủy sản công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó còn có các hoạt động: Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau” kết hợp trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt; các hoạt động trải nghiệm văn hóa, vui chơi giải trí và tham quan du lịch…
“Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phấm OCOP ĐBSCL 2023 sẽ phản ánh được những giá trị, tinh hoa đặc trưng về đời sống, văn hóa của người miền Tây Nam Bộ và vùng đất quê hương Cà Mau; quảng bá, giới thiệu tiềm năng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng”, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.