Hôm nay (26/10), Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN lần thứ 44 theo hình thức trực tuyến.
Đánh giá về ngành nông nghiệp trong thời gian qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, chúng ta vừa trải qua một giai đoạn rất khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, làm chuỗi cung ứng và lưu thông thương mại bị gián đoạn, đẩy thêm hàng triệu người rơi vào cảnh đói nghèo. Giá lương thực tăng cao, làm dấy lên mối lo ngại nguy cơ thiếu đói tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng dân số cũng đang đặt thêm gánh nặng cho ngành nông nghiệp toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng.
"Còn tại Việt Nam, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong Chiến lược này, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”, ông Hoan nhấn mạnh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN lần thứ 44
Song song với mục tiêu duy trì, cải thiện năng suất, sản lượng, nền nông nghiệp cần phát triển tích hợp “đa giá trị” để tạo ra giá trị tăng thêm dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
“Đồng thời, quá trình cơ cấu lại nông nghiệp cũng đưa ra ưu tiên cao trong phục vụ lợi ích của nông dân nhỏ và người tiêu dùng, phát triển hợp tác xã gắn kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Cùng với đó, Việt Nam đánh giá cao tinh thần chủ động và nỗ lực của các cơ quan kỹ thuật trong khuôn khổ hợp tác nông lâm nghiệp ASEAN để một loạt các tài liệu, sáng kiến được đề xuất cho năm 2022 đã được thảo luận và đệ trình Hội nghị Bộ trưởng ngày hôm nay xem xét thông qua, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
“Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần chủ động thích ứng, chúng ta sẽ góp phần giảm thiểu được các tác động của đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu và vẫn có thể đạt được những mục tiêu hợp tác đã đặt ra cho năm 2022. Việt Nam nhất trí thông qua nội dung trong Báo cáo của Chủ tịch SOM-AMAF và các tài liệu kèm theo”, ông nói.
Đại diện Bộ NN-PTNT Việt Nam, Bộ trưởng Hoan cũng chân thành cảm ơn Chính phủ Lào PDR đã tổ chức Hội nghị hôm nay để Bộ trưởng nông nghiệp các nước ASEAN có cơ hội trao đổi quan điểm và chia sẻ kinh nghiệm liên đến phát triển ngành lương thực phẩm, nông lâm nghiệp ASEAN.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng bày tỏ tin tưởng rằng hợp tác ASEAN sẽ tạo ra động lực và cơ hội mới để hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, bền vững và đảm bảo an ninh lương thực cho toàn khu vực ASEAN.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…