Cầm trên tay trái mận xanh đường được hái từ vườn của một lão nông ở phường 8 (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), anh Trần Thanh Tùng (TP.Cần Thơ) xuýt xoa khen “ăn mận nhiều rồi nhưng hôm nay được ăn mận xanh đường này, tôi thấy các loại mận khác thua xa”....
Ông Hội thu hái mận.
Đến thăm vườn mận (miền Bắc gọi là gioi) xanh đường của ông Lê Văn Hội (66 tuổi) ở khóm 7, phường 8 (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi rất bất ngờ khi ở thành phố có một vườn mận xanh đường độc đáo trên 22 năm tuổi đang cho trái trĩu cành...
Chủ nhân của vườn mận cho biết, hồi trước, gia đìnhtrồng nhiều loại mận nhưng khi cho trái, nhận thấy chỉ có những trái mận xanh đường là cho trái nhiều, ngon, ngọt, giòn, được nhiều người yêu thích. Từ đó, ông bỏ các loại mận kia, giữ và nhân giống loại mận đường xanh trên diện tích 1ha. Loại mận xanh đường khi chín, trái có màu xanh và bông đường (như đường chỉ trên trái cây), nhìn rất bắt mắt, khi ăn có vị ngọt, giòn hơn so với các loại mận khác. Đến nay, gia đình ông có 320 gốc mận đường xanh cho trái quanh năm.
“Loại mận này cho trái quanh năm nhưng chúng tôi chỉ giữ trái vào 6 tháng mùa khô, còn 6 tháng mùa mưa dưỡng cây vì mùa mưa không để trái, nếu có thì hái bỏ vì mùa mưa trái không ngọt và cái chính là để dưỡng cây, dồn sức cho mùa nắng sản lượng sẽ cao hơn. Thời gian thu hoạch mận từ đầu tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau. Mỗi năm thu hoạch từ 4-6 đợt, mỗi đợt được khoảng 2 tấn trái. Mỗi ngày tôi hái vài trăm ký cung cấp cho thị trường, chủ yếu là thương lái đặt hàng trước. Giá hiện nay giao sỉ là 80.000đ/kg,cao hơn các loại mận khác nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho khách hàng”, ông Hội cho biết thêm.
Vợ ông Hội bên cây mận trĩu quả.
Được biết, để bảo quản vườn mận, gia đình ông Hội dùng lưới bao trọn không gian của vườn. Trong quá trình chăm sóc, từ khi ra trái đến thu hoạch, ông áp dụng sản xuất theo hướng VietGAP, sử dụng chế phẩm sinh học, dùng thuốc dẫn dụ và bẫy diệt côn trùng, nhất là ruồi đục trái, bảo vệ tốt sản phẩm mà không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Quy trình sản xuất áp dụng công tưới tiêu bằng hệ thống tưới gốc, điều khiển bằng Smartphone, nên sản phẩm làm ra có chất lượng vượt trội. Đến nay, sản phẩm mận xanh đường Tám Hội đã có mặt ở các tỉnh, thành ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương....Bên cạnh đó, ông còn nhân giống để cung cấp trên 1.000 cây giống cho nhà vườn với giá từ 150.000-200.000 đồng/nhánh, thu về hàng trăm triệu đồng.
Mận đường có màu xanh của ông Lê Văn Hội đạt OCOP 3 sao.
Ông Lương Thanh Xiêm, Chủ tịch UBND phường 8, cho biết: “Mận đường có màu xanh của ông Lê Văn Hội là một trong những sản phẩm đặc trưng của thành phố Sóc Trăng. Đây là sản phẩm trái cây đầu tiên của thành phố đạt OCOP 3 sao và có mặt tại các dịp Lễ hội trưng bày sản phẩm nông sản, Lễ hội ẩm thực đường phố - hương vị Sóc Trăng, Hội chợ nông nghiệp, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng... Đây cũng là sản phẩm được ngành chuyên môn định hướng kết nối làm du lịch. Bên cạnh đó, mận xanh đường Tám Hội được hỗ trợ truy xuất bằng mã vạch, đăng ký nhãn hiệu bảo hộ thương hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận, do đó, khi đến tay người tiêu dùng hay tại các cửa hàng, siêu thị, sản phẩm được đón nhận bằng uy tín và chất lượng do mỗi sản phẩm, lô hàng đều có tên thương hiệu, tem truy xuất và tem chứng nhận OCOP”.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.