Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III tăng 3,24%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67%.
GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 5,2% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Nông nghiệp: Kết quả sản xuất vụ đông xuân năm 2022 giảm so với vụ đông xuân năm 2021. Năng suất lúa đông xuân đạt 67,2 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 19,98 triệu tấn, giảm 649 nghìn tấn.
Tính đến trung tuần tháng 9, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.505,3 nghìn ha, bằng 100,2% cùng kỳ năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.023,8 nghìn ha, bằng 98,3%; các địa phương phía Nam đạt 481,5 nghìn ha, bằng 104,3%.
Diện tích gieo cấy vụ hè thu năm nay ước đạt 1.915,6 nghìn ha, giảm 38,6 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước. Tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 95,5% diện tích gieo cấy và bằng 100,3% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1.440,7 nghìn ha, chiếm 97,6% và bằng 100,6%. Năng suất lúa hè thu cả nước năm nay đạt 56,4 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2021; sản lượng đạt 10,8 triệu tấn, giảm 340 nghìn tấn.
Đến giữa tháng 9, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 574 nghìn ha lúa thu đông, bằng 93,7% cùng kỳ năm trước.
Diện tích gieo trồng các loại cây hoa màu hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi, nhiều vùng bị ngập úng cùng với đó là hiệu quả kinh tế từ các loại cây như ngô, khoai lang, lạc không cao nên nông dân thu hẹp sản xuất.
Tổng diện tích cây lâu năm 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.656,2 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.198,3 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.162,6 nghìn ha, tăng 2,3%.
Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 9/2022 tăng 8,8% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,4%; tổng số gia cầm tăng 3,8%; tổng số trâu giảm 1,1%.
Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, dịch viêm da nổi cục dần được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn cao. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành vẫn cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin; giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán trâu, bò trái phép, không rõ nguồn gốc.
Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước trong quý III/2022 ước đạt 71,3 nghìn ha, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 191,2 nghìn ha, tăng 4,1 % so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 70,4 triệu cây, tăng 5,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 13,7 triệu m3, tăng 6,2%; sản lượng củi khai thác đạt 13,9 triệu ste, tăng 0,5%.
Diện tích rừng bị thiệt hại quý III/2022 là 276,5 ha, giảm 77,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là rừng bị chặt, phá với 275,1 ha, tăng 4,3%. diện tích rừng bị cháy là 1,4 ha, giảm 99,9%. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 887,9 ha rừng bị thiệt hại, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 24,5 ha, giảm 98,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 863,4 ha, giảm 1,6%.
Thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2022 ước đạt 6.602,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2022 ước đạt 2.406 nghìn tấn, tăng 2,8%), bao gồm: Cá đạt 4.751,2 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 886,6 nghìn tấn, tăng 8,8%; thủy sản khác đạt 965 nghìn tấn, tăng 1,1%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.611,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2022 đạt 1.343,5 nghìn tấn, tăng 6,9%), bao gồm: Cá đạt 2.415,6 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm đạt 777,6 nghìn tấn, tăng 10,4%; thủy sản khác đạt 418 nghìn tấn, tăng 5,5%. Nuôi trồng cá tra phát triển khá do giá cá tra nguyên liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trong những tháng gần đây và nhu cầu thị trường thế giới cũng tăng cao. Sản lượng cá tra đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; tôm sú đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,4%; tôm thẻ chân trắng đạt 533 nghìn tấn, tăng 14,3%.
Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng năm 2022 ước đạt 2.991,6 nghìn tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2022 ước đạt 1.062,5 nghìn tấn, giảm 1,9%), bao gồm: Cá đạt 2.335,6 nghìn tấn, giảm 2,5%; tôm đạt 109 nghìn tấn, giảm 1,1%, thủy sản khác đạt 547 nghìn tấn, giảm 2,1%.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…