Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2022 | 21:18

Quảng Nam: Đưa mực nước ở những thuỷ điện về mức đón lũ thấp nhất

Sáng nay (12/10), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có văn bản gửi Công ty CP Thủy điện Đắc Mi, Công ty Thủy điện Sông Bung và Công ty CP Thủy điện A Vương yêu cầu vận hành các hồ thủy điện Đắc Mi 4, Sông Bung 4, A Vương về mực nước đón lũ thấp nhất.

Theo đó điều chỉnh thời gian, lưu lượng, nội dung vận hành đối với các hồ chứa thủy điện Đắc Mi 4, Sông Bung 4, A Vương theo Công văn 289 của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh bản hành trong sáng nay 12/10.

Cụ thể, tổ chức vận hành đưa mực nước các hồ Đắc Mi 4, Sông Bung 4, A Vương về mực nước đón lũ thấp nhất trước 10 giờ ngày 14/10. Thời điểm bắt đầu vận hành thay đổi lưu lượng từ 11 giờ 30 ngày 12/10.

Cận cảnh thuỷ điện Đắc Mi xả lũ vào trưa ngày 12/10/2022.

Cận cảnh thuỷ điện Đắc Mi xả lũ vào trưa ngày 12/10/2022.

Thông số vận hành đối với hồ thủy điện Đắc Mi 4 với mức lưu lượng bằng lưu lượng về hồ cộng thêm (từ 400-450 m3/s); hồ thủy điện Sông Bung 4 với mức lưu lượng bằng lưu lượng về hồ cộng thêm (từ 350-400m3/s). Đối với hồ Thủy điện A Vương, mức lưu lượng bằng lưu lượng về hồ cộng thêm (từ 150-400m3/s).

Cũng trong sáng nay 12/10, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh có văn bản gửi Công ty thủy điện Sông Tranh yêu cầu vận hành hồ thủy điện Sông Tranh 2 về cao trình mực nước đón lũ thấp nhất trước 17 giờ ngày 13/10.

Thời điểm bắt đầu vận hành từ 17 giờ ngày 12/10, với mức lưu lượng bằng lưu lượng về hồ cộng thêm (từ 50-200m3/s). Chuyển chế độ vận hành theo quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 9 Quy trình 1865.

Việc xả lũ sẽ ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu, có thể gây ngập lụt, ảnh hưởng đến hoa màu và tài sản, an toàn của nhân dân. Theo đó, yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn về người, tài sản, hoạt động trên sông, ven sông khi các thủy điện vận hành điều tiết theo chỉ đạo của UBDN tỉnh. Thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy, các bến đò, ngầm tràn và hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin điều tiết các hồ chứa thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn.

Rà soát phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, các khu vực sạt lở bờ sông sẵn sàng ứng phó. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ cho người dân và các cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động ứng phó. Nghiêm cấm việc vớt củi, đánh bắt cá trên sông, trên các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết khi điều tiết các hồ chứa thủy điện. Tăng cường thời lượng và tần suất đưa tin trên các phương tiện, nhất là hệ thống phát thanh tại các xã, phường, thị trấn về việc điều tiết của các hồ chứa thủy điện.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top