Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 3 năm 2023 | 19:27

Quảng Ngãi phấn đấu năm 2023 có thêm 50 sản phẩm OCOP

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 124 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao, trong đó có 09 sản phẩm đạt 4 sao và 115 sản phẩm đạt 3 sao.

Quảng Ngãi đề ra kế hoạch trong năm 2023 toàn tỉnh có 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó 3-5 sản phẩm được UBND tỉnh cấp giấy Chứng nhận đạt 4 sao.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đợt 2 năm 2022 thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, công nhận đạt hạng 4 sao: 04 sản phẩm của 02 chủ thể; đạt hạng 3 sao: 32 sản phẩm của 27 chủ thể.

Quảng Ngãi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần thứ 2, đợt 2 năm 2022.

Quảng Ngãi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần thứ 2, đợt 2 năm 2022.

Sản phẩm công nhận đạt các hạng sao nêu trên được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận; được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm theo quy định tại Quyết định 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; mức tiền thưởng cho các chủ thể sản xuất có sản phẩm được UBND tỉnh quyết định công nhận các hạng sao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 và được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022.

Kết quả công nhận phân hạng có giá trị trong 03 năm (36 tháng), kể từ ngày Quyết định được ký ban hành.

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm của tỉnh đã được rà soát chặt chẽ qua các khâu

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm của tỉnh đã được rà soát chặt chẽ qua các khâu

UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Chương trình OCOP) tham mưu tổ chức công bố, cấp Giấy chứng nhận, chi tiền thưởng cho chủ thể có sản phẩm được công nhận, phân hạng OCOP; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ thể thực hiện việc sử dụng và in logo OCOP, thứ hạng sao lên sản phẩm OCOP được công nhận theo quy định; phối hợp thực hiện việc kiểm tra định kỳ sản phẩm hàng năm; đề xuất xử lý nếu các chủ thể vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu logo OCOP và các quy định khác của pháp luật.

02 sản phẩm là Gạo lứt Ấn Trà và Trà gạo lứt Ấn Trà của huyện Mộ Đức nâng hạng từ 3 lên 4 sao.

02 sản phẩm là Gạo lứt Ấn Trà và Trà gạo lứt Ấn Trà của huyện Mộ Đức nâng hạng từ 3 lên 4 sao.

Phấn đấu năm 2023 có thêm 50 sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kế hoạch đề ra mục tiêu trong năm 2023 toàn tỉnh có 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó 3-5 sản phẩm được UBND tỉnh cấp giấy Chứng nhận đạt 4 sao.

Phấn đấu các địa phương đều có sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện; duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ 3 sao trở lên giai đoạn 2019 - 2022.

Củng cố, phát triển, nâng cao năng lực khoảng 45 - 50 chủ thể tham gia phát triển, sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP; 100% các chủ thể tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển, sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP.

Kế hoạch cũng nêu ra mục tiêu đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 124 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao, trong đó có 09 sản phẩm đạt 4 sao và 115 sản phẩm đạt 3 sao.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
Top