Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 31 tháng 8 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 8 năm 2024 | 16:11

Quảng Ngãi triển khai Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp đến năm 2030

Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả… trên địa bàn tỉnh được áp dụng IPHM. Trên 80% số xã có sản xuất nông nghiệp tập trung có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM,…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền Quảng Ngãi vừa ký ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi  phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả… trên địa bàn tỉnh được áp dụng IPHM

Quảng Ngãi  phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả… trên địa bàn tỉnh được áp dụng IPHM.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030, phấn đấu có trên 80% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả…trên địa bàn tỉnh được áp dụng IPHM. Trên 80% số xã có sản xuất (SX) nông nghiệp tập trung có đội ngũ nông dân nòng cốt (ít nhất 5 nông dân nòng cốt/xã, phường) có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và kết quả cho cộng đồng.

Lượng thuốc BVTV hóa học và lượng phân bón vô cơ giảm 30% và tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với SX thông thường; tăng lượng sử dụng BVTV sinh học lên 30% so với tổng lượng thuốc BVTV sử dụng.

Phấn đấu trên 90% số xã phường có SX nông nghiệp tập trung thực hiện thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng quy định; ít nhất 80% các xã, phường, thị trấn tập huấn về sử dụng thuốc BVTV sinh học, phân bón cân đối, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.

Xây dựng được các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học hiệu quả trên các cây trồng chủ lực như lúa, rau, cây ăn quả, sắn…gắn với chuỗi giá trị; Lượng phân bón hữu cơ công nghiệp sử dụng chiếm tối thiểu 30% so với tổng lượng phân bón sử dụng cho cây trồng trong SX nông nghiệp,…

Tập trung thực hiện tốt các nội dung kế hoạch

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những văn bản liên quan, mô hình ứng dụng IPHM, quy trình SX hiệu quả bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin và ứng dụng công nghệ số để người dân có thể chủ động tìm hiểu và học tập mọi lúc, mọi nơi.

Cơ giới hóa là “Chìa khóa” để tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động và chi phí đầu tư.

Cơ giới hóa là “Chìa khóa” để tăng năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động và chi phí đầu tư.

Tổ chức hội nghị tổng kết, hội thảo và tham quan những mô hình hiệu quả, những cách làm hay về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học; lồng ghép với các hình thức sinh hoạt cộng đồng để người sản xuất trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết SX, tiêu thụ nông sản và kỹ năng tiếp cận thị trường.

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học, IPHM cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp trong canh tác trên địa bàn tỉnh.

Tập trung xây dựng, tập huấn nhằm tăng cường nguồn lực giảng viên cấp tỉnh đáp ứng nhu cầu huấn luyện cho nông dân tại các địa phương. Thành phần tham gia đào tạo là công chức, viên chức chuyên ngành BVTV, trồng trọt, nông học đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực trồng trọt, BVTV, khuyến nông cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện hướng dẫn viên cộng đồng, nông dân nòng cốt về IPHM gồm các nhân tố tích cực của các Hội, Đoàn thể, Hợp tác xã... để có thể trực tiếp thử nghiệm ứng dụng các kỹ thuật IPHM, phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học và hướng dẫn nông dân khác ứng dụng.

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào SX góp phần mở rộng diện tích SX đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tăng hiệu quả SX nông nghiệp.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình IPHM, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ sinh học gắn SX với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng cường ứng dụng kỹ thuật trong canh tác nhằm tiết kiệm chi phí trong SX, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng IPHM, phân bón hữu cơ, thuốc sản xuất sinh học từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp, Hợp tác xã; nhân rộng mô hình “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng.

Tăng cường phối hợp, tổ chức triển khai hiệu quả giữa các cơ quan, lực lượng chức năng các cấp trong công tác công tác quản lý nhà nước đối với SX, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trong canh tác theo quy định.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
Top