Ngày 31/1 (mồng 10 tháng Giêng), Hội vật làng Sình (xã Phú Mậu, TP. Huế, Thừa Thiên- Huế) được tổ chức, thu hút sự hàng ngàn người dân và du khách về tham dự.
Cách trung tâm TP. Huế khoảng 9km, xuôi theo dòng sông Hương, làng Lại Ân có tên Nôm là Sình được biết đến như là một làng văn vật của đất cố đô. Làng vốn nổi tiếng gần xa với nghề làm tranh dân gian và Hội vật được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
Hội vật truyền thống của làng Sình đã có lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay.
Theo các cao niên ở làng Sình, hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn với hội vật ở một làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ.
Hội vật làng Sình đầy tinh thần thượng võ với mong muốn cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người.
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt...
Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật.
Theo đó, “Lệ” làng cũng quy định, các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật.
Hội vật truyền thống của làng Sình được biết đến như là một làng văn vật của đất cố đô.
Hội vật làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong muốn cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ. Làng Sình có câu thơ lục bát để nhắc nhở con cháu quê hương mình rằng: “Dù ai đi đó đi đây/Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình".
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.