Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình có liên quan đến quốc phòng, an ninh và các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tham gia đoàn có Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Hoàng Hải Minh; Thượng tá Hoàng Minh Hùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Thừa Thiên Huế cùng các sở ngành, đơn vị liên quan.
Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đi kiểm tra thực hiện chống khai thác IUU trên vùng biển tỉnh Thừa Thiên- Huế
Đoàn công tác gồm 3 tàu đã thực hiện chuyến tuần tra trên vùng nước nội thủy do tỉnh Thừa Thiên- Huế quản lý; khu vực vùng biển tiếp giáp giữa tỉnh Thừa thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và vùng biển tiếp giáp giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế với thành phố Đà Nẵng.
Trên vùng biển cách cửa Thuận An tầm 10 hải lý, đoàn công tác tiến hành thăm, kiểm tra, kiểm soát các tàu cá đang trong quá trình ra khơi đánh bắt. Các ngư dân trên tàu cá vui mừng khi được lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, tặng quà, tặng cờ Tổ quốc ngay trên biển, động viên tiếp tục bám biển sản xuất phát triển kinh tế.
Tại đây, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế đã động viên và kêu gọi các chủ tàu cá, thuyền trưởng, ngư dân thực hiện tốt Kế hoạch hành động 180 ngày của Chính phủ chống IUU, thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ “Thẻ vàng”. Không đưa tàu cá đi khai thác thủy sản trái phép vùng biển nước ngoài; đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính trước khi đưa tàu đi đánh bắt cá; mở liên tục thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) trong suốt thời gian đánh bắt cá trên biển. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng yêu cầu các tàu cá không được đánh bắt bằng giã cào ven bờ, yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường truy bắt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Đoàn công tác liên ngành tặng quà, cờ Tổ quốc cho các tàu cá.
Trên lộ trình tuần tra, Đoàn công tác đã đến đảo Cồn Cỏ thuộc huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Đoàn cũng đã đến thăm, giao lưu, tặng quà lưu niệm cho cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (Đà Nẵng). Những năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng 3 và tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong công tác nắm, quản lý tình hình trên biển, nhất là tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); phối hợp tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân; Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”; thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Hoàng Hải Minh khẳng định, thời gian qua, tỉnh luôn tập trung và chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; khắc phục các tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác IUU, góp phần gỡ bỏ cảnh cáo “Thẻ vàng” trong năm 2023. Thống nhất nhận thức, hành động và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống khai thác IUU; coi đây là nhiệm vụ chính trị, ưu tiên, cấp bách, tập trung nguồn lực thực hiện.
“Hiện, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông đảm bảo minh bạch, trung thực về nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam. Đa dạng các hình thức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến cho cộng đồng ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định về chống khai thác IUU. Triển khai quyết liệt chương trình "180 ngày hành động" của Chính phủ về chống khai thác IUU”, ông Minh nhấn mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…