Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2022 | 11:13

Tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng thông qua bảo tồn các hệ sinh thái

Dự án “Sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Sơn thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” chính thức khởi động.

Ngày 14/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi cùng với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP), UBND huyện Bình Sơn tổ chức Lễ khởi động Dự án “Sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Sơn thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Quang cảnh Lễ khởi động Dự án

Quang cảnh Lễ khởi động Dự án

Ra mắt Ban điều hành dự án

Ra mắt Ban điều hành dự án

Bình Sơn là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi có hệ sinh thái đặc trưng như: rừng cóc trắng ở Bàu Cá cái (xã Bình Thuận), rừng dừa nước ở Cà Ninh (xã Bình Phước); rạn san hô và thảm cỏ biển ở Gành Yến (xã Bình Hải) và Ba Làng An (xã Bình Châu).

Bình Sơn có đô thị Châu Ổ được hình thành và giao lưu văn hóa sớm. Các xã ven biển có lợi thế phát triển kinh tế biển, gắn với ngư trường rộng lớn. Bình Sơn có cảng nước sâu Dung Quất lớn nhất ở miền Trung; có ngành công nghiệp dầu khí phát triển và công nghiệp thép đang đẩy mạnh sản xuất. Quy mô phát triển đô thị được quy hoạch đến năm 2025 có tiềm năng mở rộng và phát triển mạnh mẽ mạng lưới đô thị. Sự hài hòa giữa hai yếu tố sinh thái, xã hội và phát triển công nghiệp này sẽ là một dự án khoa học đầy tính thực tiễn độc đáo hướng tới tìm ra giải pháp cho cải thiện sinh kế và phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương.

Sau chuyến đi khảo sát thực tế cuối năm 2021 của Đoàn công tác do Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu làm trưởng đoàn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với các chuyên gia khoa học, các cơ quan, đơn vị, các địa phương tại vùng dự án nghiên cứu, đề xuất ý tưởng thực hiện dự án; điều tra, khảo sát hiện trạng, tham vấn cộng đồng và xây dựng văn kiện dự án.

Liên hiệp Hội báo cáo ý tưởng, nội dung thực hiện dự án cho UBND tỉnh Quảng Ngãi và được UBND tỉnh thống nhất chủ trương và kinh phí đối ứng thực hiện dự án. Đến nay, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) đã phê duyệt và có thông báo thoả thuận tài trợ kinh phí thực hiện dự án.

Thời gian thực hiện dự án  24 tháng. Kinh phí trên 2,546 tỷ đồng, trong đó, tổng kinh phí tài trợ từ GEF SGP trên 1,046 tỷ đồng; tổng nguồn vốn đồng tài trợ (tiền mặt và hiện vật) 1,5 tỷ đồng, trong đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi 400 triệu đồng, UBND huyện Bình Sơn 300 triệu đồng, Sở Nông nghiệp và PTNT 300 triệu đồng, Đại học Quốc gia Hà Nội 300 triệu đồng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 200 triệu đồng.

Rừng cóc trắng ở Bàu Cá cái (xã Bình Thuận) cần bảo tồn

Rừng cóc trắng ở Bàu Cá cái (xã Bình Thuận) cần bảo tồn

Mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Sơn thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu cụ thể của dự án là nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng để tham gia có hiệu quả vào bảo tồn các hệ sinh thái rạn san hô (Gành Yến), rừng ngập mặn (Cóc trắng Bàu Cá Cái), rừng dừa nước (Cà Ninh), văn hóa tri thức bản địa (làng Gốm Mỹ Thiện); tổ chức và hình thành các điểm kết nối du lich học tập cộng đồng và du lịch cộng đồng; nâng cao năng lực kỹ thuật và năng lực xây dựng và quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương.

Xây dựng các mô hình sinh kế gắn với bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái trong không gian biển và ven bờ và kết hợp bảo tồn và phát triển các sản phẩm văn hoá tri thức bản địa: Mô hình du lịch học tập cộng đồng; mô hình du lịch cộng đồng (sinh thái, trải nghiệm); mô hình phát triển các sản phẩm OCOP (nông lâm thủy sản).

Tổng kết, đánh giá, bài học kinh nghiệm, diễn đàn đối thoại chính sách và nhân rộng mô hình. Kết nối, liên kết, hợp tác giữa Nhà trường và Cộng đồng trong du lịch học tập cộng đồng.

PGS.TS. Võ Văn Minh: “Đây là dự án “xúc tác” nhằm tạo động lực cho các bên liên quan để cùng hợp tác hướng đến sự phát triển hài hòa và bền vững”.

PGS.TS. Võ Văn Minh: “Đây là dự án “xúc tác” nhằm tạo động lực cho các bên liên quan để cùng hợp tác hướng đến sự phát triển hài hòa và bền vững”.

Với tư cách là người trực tiếp tham gia tư vấn cho dự án, PGS.TS. Võ Văn Minh, Trưởng nhóm Nghiên cứu và Giảng dạy Môi trường và Tài nguyên Sinh vật, Đại học Đà Nẵng (DN-EBR) cho rằng:  Đây là dự án “xúc tác” nhằm tạo động lực cho các bên liên quan để cùng hợp tác hướng đến sự phát triển hài hòa và bền vững. Các bên liên quan cùng tham gia thực hiện, đồng trách nhiệm và cùng hưởng lợi. Ở đây không phải “cho và nhận” hay “mệnh lệnh và thực thi”… Mà là cùng nhau hợp tác vì mục tiêu chung. Cộng đồng địa phương là bên hưởng lợi trực tiếp và cũng có trách nhiệm trực tiếp với công tác bảo vệ thiên thiên và bảo tồn văn hóa. Đó cũng chính là phương pháp tiếp cận “Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực (ABCD) mà nhóm tư vấn dự án lựa chọn triển khai.

Du lịch Rừng cóc trắng ở Bàu Cá cái (xã Bình Thuận) được “đánh thức”.

Du lịch Rừng cóc trắng ở Bàu Cá cái (xã Bình Thuận) được “đánh thức”.

Tác động chính của dự án này là nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng để kiến thiết phát triển; nâng cao năng lực cho các nhà quản lí địa phương để tăng cường công tác lãnh đạo, quản trị, quản lí; tất cả cùng kết nối, tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết vùng.

Ngoài ra, dự án này còn tập trung kết nối “du lịch học tập” để sinh viên, học sinh trong cả nước và quốc tế cùng tham gia học tập trải nghiệm, nghiên cứu và đóng góp ý tưởng sáng tạo để kiến tạo tương lai bền vững.

Sự ra đời của dự án này trong bối cảnh hiện nay là thực sự ý nghĩa, góp phần mở rộng sự kết nối Bình Sơn vào mạng lưới du lịch cộng đồng ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và các địa phương khác trong cả nước.

PGS.TS. Võ Văn Minh nhấn mạnh: Để dự án thành công, rất cần sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo các cấp và nhất là sự nhiệt tình hưởng ứng của các bên liên quan. Theo tôi, “3 Kiên” chính là chân kiềng vững chắc để dự án thành công, đó là: Kiên định mục tiêu phát triển bền vững; Kiên trì thực hiện để đạt các chỉ số, chỉ báo và Kiên quyết sáng tạo để thích ứng với bối cảnh thế giới với nhiều thay đổi bất thường.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Hội thi pháo đất Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Hội thi pháo đất  Vĩnh Bảo - bảo tồn nét đẹp truyền thống

    Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.

  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

Top